Để phân biệt nhớt giả và nhớt thật thực sự rất khó, đặc biệt đối với những người không nắm rõ về các loại dầu nhớt này. Theo kỹ sư Lê Văn Tạch cho biết: “Chỉ có thể đã sử dụng cho xe, dẫn đến các ma sát mạnh làm cho động cơ nóng lên thì lúc đó mới biết được nhớt giả, chất lượng kém. Còn bằng mắt thường thì không thể nào nhận biết được.”
Đồng thời cũng theo Kỹ sư Tạch, việc sử dụng nhớt giả sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của xe.
Động cơ đốt trong hoạt động dựa trên nguyên lý hỗn hợp xăng và khí được đốt cháy trong buồng đốt nhờ tia lửa điện đánh ra từ bu-gi.
Công năng sinh ra từ quá trình đốt này làm piston di chuyển tịnh tiến trong xi-lanh và thông qua cơ cấu truyền động làm quay bánh sau.
Khi sử dụng nhớt thật chúng ta sẽ thấy không có cặn bám ở đáy bình. Ảnh: Internet.
Trước tiên, dầu nhớt có tác dụng bôi trơn, giúp cho piston di chuyển lên xuống một cách nhẹ nhàng, êm ái trong lòng xi-lanh. Động cơ được cấu thành từ rất nhiều các chi tiết kim loại như piston, trục cam, xu-páp... Khi động cơ vận hành, lực ma sát giữa các bộ phận này với nhau là rất lớn. Hệ thống bơm sẽ phun dầu nhớt vào mọi ngóc ngách bên trong động cơ để tạo thành lớp đệm trơn trên bề mặt tiếp xúc giữa các chi tiết, làm giảm lực ma sát và tăng hiệu suất vận hành. Đồng thời, việc hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa các chi tiết giúp giảm thiểu sự mài mòn các bề mặt kim loại, có tác dụng bảo vệ và tăng tuổi thọ của động cơ.
Ngoài ra, nhớt giúp làm mát, khi động cơ hoạt động nhiều, làm kín khe hở giữa piston và thành xi-lanh để áp suất sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu không bị thất thoát. Đồng thời cuốn trôi và làm sạch những muội bám và các lớp gỉ động cơ.
Vì vậy, khi sử dụng phải nhớt giả, làm cho động cơ phải “gồng mình” nuôi cả chiếc xe. Làm ma sát tăng dẫn đến tiếng máy bị kêu và không êm như bình thường. Không bôi trơn được tốt cho động cơ.
“Khi xả hết nhớt cũ thì lượng bám dính còn lại nó rất ít, cho nên khi thay nhớt mới vào, nó sẽ không ảnh hưởng nhiều tới động cơ xe”, Kỹ sư Tạch cho biết thêm.