Để ngăn chặn lâm tặc, "giặc lửa", Ban Quản lý Rừng phòng hộ Hương Khê đã tổ chức đóng lán trại canh giữ tại các điểm nóng thường có nguy cơ xảy ra khai thác gỗ trái phép và thành lập nhiều tổ trực gác lửa rừng.
50 năm qua, lực lượng Kiểm lâm Hà Tĩnh đã khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, không ngừng đóng góp công sức, trí tuệ, tâm huyết để bảo vệ và phát triển rừng, giữ gìn màu xanh cho sự sống.
Thời gian gần đây, tình trạng khai thác gỗ rừng trái phép ở Hương Khê (Hà Tĩnh) đang có dấu hiệu “nóng” trở lại. Trước tình hình đó, chính quyền các cấp và các lực lượng chức năng đang tập trung vào cuộc để chấn chỉnh.
23h20 ngày 12/5/2021, tại khu vực khe Tuần, xã Hương Vĩnh (Hương Khê, Hà Tĩnh), người dân phát hiện 4 người đàn ông dùng trâu kéo 11 khúc gỗ tròn trong rừng ra đường giao thông Hương Vĩnh - Bản Giàng.
Từ chiếc xe cẩu tự hành vận chuyển gỗ không có giấy tờ hợp lệ lưu thông trên tỉnh lộ DT 553 bị tạm giữ vào hôm qua, lực lượng chức năng tiếp tục truy vết, phát hiện thêm 2m3 gỗ không rõ nguồn gốc trong một hộ dân ở xã Hương Xuân (Hương Khê - Hà Tĩnh).
Trưa nay (19/8), ông Nguyễn Quang Hào – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Hương Khê thu giữ 4 m3 gỗ tập kết trái quy định.
Dù lâm tặc luôn lăm le phá hoại nhưng hàng chục héc-ta rừng lim ở thôn Khe Năm, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vẫn vươn lên tươi tốt trong sự bao bọc của người dân. Ở đây, họ coi rừng như sinh mệnh, như những đứa con…
Thông tin từ Hạt kiểm lâm huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cho biết, vào lúc 9h30’ sáng nay (5/5), lực lượng Trạm Kiểm lâm Hương Đô, chính quyền xã Phúc Trạch, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hương Khê đã bắt quả tang một đối tượng khai thác rừng trái phép trên địa bàn.
Nhằm bảo vệ tốt diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân.
Công an huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh vừa thực hiện lệnh bắt để tạm giam đối với Phạm Đình Long (SN 1972), trú tại thôn Lâm Giang, xã Sơn Lâm (Hương Sơn) về tội “hủy hoại rừng” quy định tại khoản 2, điều 243 Bộ luật hình sự.
Theo Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh, mỗi năm, bình quân các địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh khai thác từ 5.000 - 6.000 ha rừng trồng, cung cấp từ 400 - 500 nghìn m3 gỗ nguyên liệu và các loại lâm sản khác.
Ngày 9/1, Cơ quan CSĐT Công an Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Phạm Lê Huân (SN 1964, trú tại thị trấn Hương Khê, huyện Hương Khê) về tội hủy hoại rừng.
Người tôi đang nói đến là ông Lê Văn Hòe - dân tộc Lào - Trưởng thôn Phú Lâm, xã Phú Gia (Hương Khê - Hà Tĩnh). Cái “duyên”, cái “nghiệp” gắn ông với rừng như con nai, con sóc... Thời trẻ, ông sống dựa vào rừng. Giờ đây, ở tuổi “tri thiên mệnh”, ông tiên phong trong việc bảo vệ rừng với tâm thế của người... “trả nợ” rừng.
Ông Bùi Huy Luận – Phó Trạm trưởng Trạm Bảo vệ rừng Rào Tre (BQL Bảo vệ rừng Ngàn Sâu, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) xác nhận, đơn vị vừa thu giữ nhiều bê gỗ tập kết trái phép tại khu vực Rào Tre.
Sáng 26/4, ông Nguyễn Kim Hùng – Trưởng BQL Bảo vệ rừng Ngàn Sâu (Hương Khê - Hà Tĩnh) thông tin, trên địa bàn xã Hương Lâm vừa xảy ra vụ Trạm trưởng Trạm bảo vệ rừng Rào Tre bị một nhóm người đánh trọng thương trong lúc làm nhiệm vụ, khiến cán bộ này phải nhập viện.
Những cánh rừng bạt ngàn là thành lũy, tấm khiên bảo vệ môi trường tự nhiên cho người dân Hương Khê và là vành đai xanh phía Tây Hà Tĩnh. Thế nhưng, việc khai thác, sẻ phát, xâm lấn trái phép đang ngày đêm diễn ra khiến cho núi rừng nơi đây không còn bình yên.
Hết hạn hán gay gắt lại đến nước lụt tận nóc nhà; không phải năm nay mà năm nào thời tiết, khí hậu ở Hương Khê cũng như con ngựa bất kham, chẳng ai “ghìm cương” được mà chỉ sống chung với nó để tồn tại. “Nắng mưa là chuyện của trời”, với lực lượng kiểm lâm, nghề bảo vệ rừng mới là chuyện của các anh.
Sau khi bị chặn xe chở gỗ, người đàn ông để xe tại trạm kiểm lâm Đại Hồng rồi bỏ đi. Lúc sau, người này quay lại cùng con dao, xông vào trạm chém cán bộ đang trực.
Nhóm lâm tặc do Lê Hồng Hà cầm đầu kiếm được khoảng 475 triệu đồng mỗi ngày từ khai thác gỗ dổi trái phép. Số tiền thu về trong vòng một tháng khoảng trên dưới 14.250 triệu đồng.