Truy bắt kẻ cầm đầu đường dây phá rừng hàng nghìn tỷ đồng

Nhóm lâm tặc do Lê Hồng Hà cầm đầu kiếm được khoảng 475 triệu đồng mỗi ngày từ khai thác gỗ dổi trái phép. Số tiền thu về trong vòng một tháng khoảng trên dưới 14.250 triệu đồng.

truy bat ke cam dau duong day pha rung hang nghin ty dong

Một gốc gỗ dổi bị nhóm lâm tặc chặt hạ.

Ngày 10-7, thông tin từ cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng cho biết, lực lượng chức năng của Bộ Công an phối hợp với Công an địa phương truy bắt đối tượng cầm đầu đường dây khai thác gỗ rừng trái phép với quy mô đặc biệt lớn tại khu vực thủy điện Đồng Nai 5, xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm.

Đối tượng “đầu sỏ” chính là Lê Hồng Hà (48 tuổi), quê Nghệ An, được giới buôn bán gỗ lậu trên thị trường quen gọi là Hà đen. Trong vòng 2 năm qua, đối tượng này đã cầm đầu đường dây khai thác, vận chuyển gỗ lậu từ tiểu khu 390, xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, thuộc lâm trường do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lộc Bắc quản lý đi tiêu thụ.

Lê Hồng Hà khai nhận, y đã thuê hàng chục đối tượng vào tiểu khu 390, xã Lộc Bắc, vùng rừng giáp ranh giữa 3 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Đồng Nai triệt hạ những cây gỗ cổ thụ, có giá trị kinh tế cao để bán cho các đầu lậu trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng.

Người có tay nghề cao, trực tiếp cưa hạ gỗ rừng, xẻ thành từng khúc vuông được Lê Hồng Hà trả từ 10-15 triệu đồng/tháng. Những người bốc vác, vận chuyển gỗ lậu được Hà đen trả từ 6-10 triệu đồng/tháng. Như vậy, mỗi tháng đối tượng này chi trả cho người làm tổng số tiền khoảng 200 triệu đồng. Tuy nhiên, tổng số tiền Lê Hồng Hà thu về hằng tháng khiến dư luận phải giật mình.

Đến chiều tối ngày 9-7, cơ quan chức năng thống kê được ít nhất 30 cây gỗ cổ thụ hàng trăm năm tuổi đã bị cưa hạ, trong đó chủ yếu là gỗ dổi. Nhiều cây mới vừa bị cưa hạ cách đây chỉ mấy ngày, nhựa tươi vẫn còn ứa ra từ gốc. Quanh gốc, bìa gỗ nằm ngổn ngang khắp nơi.

truy bat ke cam dau duong day pha rung hang nghin ty dong

Loại gỗ bị cưa hạ hầu hết là gỗ dổi

Các đối tượng khai nhận, khi cưa hạ gỗ, chúng xẻ thành từng hộp dài từ 3-4m sau đó tập kết ra sông Đồng Nai, thả trôi về lòng hồ thủy điện Đồng Nai 5. Phía hạ nguồn, một “đội quân” đã lập sẵn lán trại trú ngụ trực chờ sẵn, chuyên trục vớt gỗ, đưa lên xe tải vận chuyển đi tiêu thụ.

Theo giới am hiểu giá trị của loại gỗ này, hiện trên thị trường gỗ dổi đang được giới đầu lậu buôn bán với giá từ 18-20 triệu đồng/m3. Các đối tượng bị bắt giữ khai nhận, trung bình mỗi ngày khai thác được từ 20-30m3. Nếu lời khai nhận này là xác thực, như vậy, nhóm lâm tặc do Lê Hồng Hà cầm đầu kiếm được khoảng 475 triệu đồng mỗi ngày từ khai thác gỗ dổi trái phép. Số tiền thu về trong vòng một tháng khoảng trên dưới 14.250 triệu đồng.

Trong một diễn biến khác có liên quan đến vụ án phá rừng đặc biệt nghiêm trọng này, ngày 9-7, Tổ công tác của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường phía Nam (C49B) và Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động (K20) Bộ Công an đã phối hợp với Công an một số tỉnh lân cận để điều tra, làm rõ đường dây hoạt động của nhóm lâm tặc do Lê Hồng Hà cầm đầu. Trong ngày, Tổ công tác đã phối hợp Công an tỉnh Bình Phước, kiểm tra hành chính một cơ sở thu mua gỗ trái phép từ Lê Hồng Hà tại huyện Bù Đăng.

truy bat ke cam dau duong day pha rung hang nghin ty dong

Cơ quan chức năng tới hiện trường thống kê số gỗ rừng bị triệt hạ.

Tại đây, cơ quan chức năng đã tạm giữ 40m3 gỗ rừng bất hợp pháp được xác định là mua của Hà đen và các đối tượng liên quan. Cơ sở này cũng có 60m3 gỗ có giấy tờ nhưng lực lượng chức năng đang nghi ngờ đây là giấy tờ giả, cần phải làm rõ. Cũng trong thời gian trên, một đoàn công tác khác của các cơ quan chức năng trực thuộc Bộ Công an đã phối hợp với Công an địa phương kiểm tra hành chính một số công ty thu mua gỗ tại TP Bảo Lộc (Lâm Đồng).

Lê Hồng Hà và động bọn đã ngang nhiên khai thác gỗ trai phép tại tiểu khu 390, xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lộc Bắc quản lý đã xảy ra công khai trong vòng 2 năm qua. Tài nguyên rừng bị thiệt hại là vô cùng lớn. Rõ ràng không thể nói nhà chức trách không hề hay biết. Dư luận đang đặt ra câu hỏi: Trong số các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm liên quan, ai đã làm lơ, “chống lưng” để nhóm lâm tặc này lộng hành?.

truy bat ke cam dau duong day pha rung hang nghin ty dong

Vị trí tập kết gỗ về lòng hồ thủy điện Đồng Nai 5.

Trước đó, sau một thời gian dài theo dõi, tối ngày 7-7, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường phía Nam đã phối hợp với Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động điều động hơn 30 CBCS di chuyển từ TP Hồ Chí Minh lên khu vực hồ thủy điện Đồng Nai 5, xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm bằng xe tải, bất ngờ ập tới khu vực nhóm lâm tặc do Lê Hồng Hà cầm đầu, bắt giữ gần 20 đối tượng chuyên khai thác gỗ dổi trái phép tại tiểu khu 390, xã Lộc Bắc.

Theo Kim Ngân/cand.com.vn

Chủ đề Hàng giả

Đọc thêm

Đồng tình mức phạt mới, người dân mong "đèn đỏ" đừng làm khó người đi đường

Đồng tình mức phạt mới, người dân mong "đèn đỏ" đừng làm khó người đi đường

Từ 1/1/2025, mức phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ) theo quy định của Nghị định 168/2024/NĐ-CP sẽ tăng lên gấp từ 3-6 lần so với trước. Đồng tình với mức phạt mới, người dân Hà Tĩnh cũng mong hệ thống đèn đỏ phải chuẩn chỉnh để họ không bị bất ngờ, lỡ nhịp khi tham gia giao thông.
Công an Hà Tĩnh khuyến cáo cháy liên quan đến xe điện

Công an Hà Tĩnh khuyến cáo cháy liên quan đến xe điện

Trước thực trạng các vụ cháy, nổ liên quan đến thiết bị điện, xe điện có xu hướng diễn ra phức tạp, đặc biệt là tại các hộ gia đình, khu chung cư, nơi tập trung đông dân, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã có những khuyến cáo PCCC về phương tiện sử dụng pin Li-ion (xe điện).
Đến hẹn... lại lo với “xe dù, bến cóc”!

Đến hẹn... lại lo với “xe dù, bến cóc”!

Cận tết, tình trạng xe đường dài Bắc - Nam đón, trả khách trên tuyến quốc lộ 1 và tuyến tránh TP Hà Tĩnh diễn ra thường xuyên, gây mất trật tự, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Dự án chợ Bộng huyện Vũ Quang: Dở dang đến bao giờ?

Dự án chợ Bộng huyện Vũ Quang: Dở dang đến bao giờ?

Vụ việc đã rõ, được TAND cấp cao phán quyết, nhưng những tồn đọng trong GPMB dự án xây dựng chợ Bộng (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đến nay vẫn chưa có hồi kết, ảnh hưởng đến hoạt động của nhà đầu tư cũng như tình hình giao thương của người dân.