Rừng Hương Khê “rỉ máu” đến cạn kiệt!

(Baohatinh.vn) - Những cánh rừng bạt ngàn là thành lũy, tấm khiên bảo vệ môi trường tự nhiên cho người dân Hương Khê và là vành đai xanh phía Tây Hà Tĩnh. Thế nhưng, việc khai thác, sẻ phát, xâm lấn trái phép đang ngày đêm diễn ra khiến cho núi rừng nơi đây không còn bình yên.

rung huong khe ri mau den can kiet

Một trường hợp vận chuyển gỗ lậu từ rừng Hương Khê cách đây chưa lâu

Lấn chiếm, sẻ phát tràn lan

Hương Khê có hơn 100.520 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó có 17.351 ha rừng đặc dụng, 30.400 ha rừng phòng hộ và gần 53.000 ha rừng sản xuất. Tính đến thời điểm này, có hàng trăm vụ lấn chiếm, sẻ phát rừng trái phép trên địa bàn Hương Khê với tổng diện tích gần 1.200 ha, trong đó chủ yếu là rừng sản xuất. Chủ yếu các vụ sẻ phát, lấn chiếm của người dân diễn ra trên diện tích rừng của các chủ rừng nhà nước.

Phần lớn các vụ việc đều diễn biến phức tạp, kéo dài, đặc biệt là có đông người tham gia với diện tích xâm phạm lên đến hàng chục ha rừng. Cụ thể như từ năm 2009 đến năm 2013, có 72 hộ dân đã lấn chiếm 228,5 ha rừng sản xuất của Công ty Cao su Hương Khê. Cũng thời gian đó, có 24 hộ dân đã lấn chiếm trái phép hơn 171 ha rừng sản xuất và rừng phòng hộ trên địa bàn các xã Phúc Trạch, Hương Trạch.

Trong khi các vụ việc chưa được giải quyết dứt điểm thì từ giữa năm 2015 đến nay, tình trạng lấn chiếm, sẻ phát rừng và đất lâm nghiệp diễn ra tràn lan trên diện rộng. Tại các tiểu khu 256, 245, 225, 220, 231, 236, 251, 257, 258, 186 liên tục bị người dân các xã Hương Trạch, Phúc Trạch, Hương Thủy, Lộc Yên, Hương Lâm, Phú Gia, Hương Vĩnh lấn chiếm, sẻ phát trái phép hàng chục ha rừng.

Điều đáng nói là trong đó, phần lớn là rừng tự nhiên nghèo nghiêm cấm tác động. Trong đó có một số vụ điển hình như: Ông Lê Văn Hòe (xã Phú Gia) và các thành viên trong gia đình đã sẻ phát, lấn chiếm hơn 18 ha rừng tự nhiên nghèo của BQL Rừng phòng hộ Sông Tiêm vào đầu năm 2016. Đặc biệt, vụ hàng chục hộ dân xã Phú Gia sẻ phát, lấn chiếm gần 40 ha rừng tự nhiên nghèo tại tiểu khu 229 thuộc quyền quản lý của UBND xã Phú Gia hiện đang được Công an tỉnh điều tra, làm rõ.

rung huong khe ri mau den can kiet

Gỗ trái phép bị Hạt Kiểm lâm huyện tịch thu chất đống trong trụ sở

Muôn hình khai thác trái phép

Cùng với việc bị sẻ phát, lấn chiếm thì hiện tượng khai thác lâm sản trái phép cũng đang góp phần làm cho rừng Hương Khê dần cạn kiệt. Theo báo cáo của UBND huyện Hương Khê, tính từ năm 2010 đến nay, lực lượng chức năng của huyện đã phát hiện, bắt giữ 704 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, tịch thu gần 1.300 m3 gỗ các loại. Bình quân mỗi năm, có gần 200 m3 gỗ rừng khai thác trái phép bị bắt giữ.

Đây chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” bởi số lượng gỗ bị khai thác trái phép đã tuồn ra cửa rừng chắc chắn còn lớn hơn rất nhiều. Đó là chưa nói, trong những cánh rừng bạt ngàn kia, còn biết bao nhiêu m3 gỗ đã bị “lâm tặc” chặt hạ, cưa xẻ và cất giấu chờ cơ hội tuồn về xuôi.

Cách đây mấy năm, người viết đã từng theo chân một nhóm lâm tặc vào rừng. Chứng kiến các “tiều phu” đốn cây, xẻ gỗ thành thục, nhanh gọn bằng cưa máy mới hiểu hết tính “chuyên nghiệp” của việc khai thác gỗ trái phép. Mỗi “lô hàng” được “đánh xong”, “lâm tặc” giấu trong rừng coi như “của để dành”, chờ có “đầu nậu” thu mua tận gốc hoặc kiếm cơ hội tuồn về xuôi.

Để đưa được gỗ lậu về xuôi, “lâm tặc” sử dụng rất nhiều hình thức. Có thể dùng trâu kéo về bãi tập kết rồi vận chuyển ra khỏi rừng bằng ô tô, xe lôi. Hình thức này được áp dụng cho những “đầu nậu” có nhu cầu thu mua, tiêu thụ gỗ với số lượng lớn. Tuy đảm bảo “tính chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả cao” nhưng dễ bị phát hiện, bắt giữ và chịu thiệt hại nặng nề. Điển hình như đầu tháng 2 năm nay, các ngành chức năng phát hiện, thu giữ gần 5 m3 gỗ vừa khai thác, tập kết trái phép tại các tiểu khu 239, 228, 247. Đặc biệt trước đó, tại khu vực đầu nguồn của sông Rào Tre (xã Hương Lâm) đã phát hiện, thu giữ trên 220 bè gỗ với khối lượng trên 40 m3.

Một hình thức khai thác, vận chuyển gỗ lậu được “lâm tặc” sử dụng nhiều nhất vẫn là dùng phương tiện xe máy “đánh quả lẻ”. Một nhóm vài ba người đi xe máy vào rừng, đốn gỗ, khiêng ra, buộc lên xe và phi một mạch về xuôi. Với cách “đánh du kích” này, tuy số lượng khai thác không lớn nhưng lại thường xuyên, liên tục. “Tích tiểu thành đại”.

Vì thế, rừng Hương Khê đang “rỉ máu” đến cạn kiệt!

(Còn nữa)

Chủ đề Khai thác tài nguyên trái phép

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.