Lễ hội Đền Chợ Củi sẽ có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao hấp dẫn

(Baohatinh.vn) - Lễ hội Đền Chợ Củi (xã Xuân Hồng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) là dịp để tăng cường quảng bá và phát huy giá trị của di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia.

Theo kế hoạch của UBND huyện Nghi Xuân, Lễ hội Đền Chợ Củi sẽ được tổ chức trong 2 ngày (21-22/11/2023 nhằm ngày mồng 9 và 10/10 năm Quý Mão) tại di tích đền Chợ Củi.

Lễ hội Đền Chợ Củi sẽ có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao hấp dẫn

Đền Chợ Củi ở xã Xuân Hồng (Nghi Xuân, Hà Tĩnh).

Chương trình gồm 2 phần: lễ và hội, trong đó phần lễ giỗ quan Hoàng Mười (vị thánh được thờ chính tại đền) sẽ diễn ra vào buổi sáng ngày 22/11, tức ngày 10/10 âm lịch.

Phần hội sẽ là các hoạt động văn hóa, thể thao gồm: giải bóng chuyền nam, giải kéo co xã Xuân Hồng, dự kiến diễn ra trong ngày 21/11/2023; chương trình nghệ thuật Lễ hội đền Chợ Củi 2023 sẽ diễn ra lúc 19h30 cùng ngày.

Trong đó, chương trình nghệ thuật sẽ là một điểm nhấn của lễ hội, quy tụ nhiều ca sỹ nổi tiếng là những người con của quê hương Nghi Xuân như: Quỳnh Anh, Thanh Tài... và các nghệ nhân từ các CLB chầu văn, dân ca ví, giặm trên địa bàn.

Lễ hội Đền Chợ Củi sẽ có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao hấp dẫn

Poster Lễ hội Đền Chợ Củi năm 2023 do Trung tâm Văn hóa - truyền thông huyện Nghi Xuân thiết kế.

Đền Chợ Củi còn có tên gọi khác là Thánh Mẫu linh từ hoặc Cô Độc linh từ, được xây dựng vào thời Hậu Lê. Đền thờ Thánh mẫu và quan Hoàng Mười (một vị tướng của nghĩa quân Lam Sơn) có công đánh đuổi giặc Minh xâm lược.

Đền có cấu trúc theo kiểu chữ Tam gồm các hạng mục: tam quan, hạ điện, trung điện và thượng điện. Với lịch sử hàng trăm năm tồn tại, dù đã trải qua một số lần trùng tu, tôn tạo nhưng ngôi đền vẫn giữ được nét cổ kính.

Bố cục kiến trúc đền Chợ Củi được cấu tạo nối liền với nhau theo trục thần đạo. Toàn bộ không gian nội điện được bố trí thành các cung thờ từ trên xuống dưới gồm cung thờ Thánh Mẫu (thờ Tam phủ), cung thờ Ngũ vị Tôn ông, cung thờ Quan Hoàng Mười, cung Chầu Mười và cung Trần Triều.

Với nhiều giá trị lịch sử văn hóa, kiến trúc, năm 1993, đền Chợ Củi đã được Bộ VH-TT nay là Bộ VH-TT&DL xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Lễ hội đền Chợ Củi năm 2023 nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tưởng nhớ công đức của các vị phúc thần có công với nước. Đồng thời, thông qua lễ hội để tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ; động viên, tập hợp nhiều tổ chức, lực lượng xã hội tích cực bảo tồn và phát huy, khai thác giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế, xã hội; quảng bá văn hóa, hình ảnh quê hương đến du khách trong và ngoài nước. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị đã được chúng tôi chỉ đạo triển khai, sẵn sàng cho lễ hội diễn ra thành công.

Ông Bùi Việt Hùng
Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Thành Sen bát cảnh...

Thành Sen bát cảnh...

“Tỉnh thành bát cảnh” - 8 cảnh đẹp, công trình của Thành Sen xưa mang theo những giá trị văn hóa, tinh thần và cả niềm tự hào của người TP Hà Tĩnh qua các thế hệ.
Bảo tàng Hoa Cương - Nơi lưu giữ những kỷ vật quý của Việt Nam

Bảo tàng Hoa Cương - Nơi lưu giữ những kỷ vật quý của Việt Nam

Xuất phát từ ý tưởng lưu giữ lại những những tinh hoa, truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước, nhà giáo, Tiến sĩ Nguyễn Quang Cương, xã Bình An, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) trong 50 năm đã dày công sưu tầm hàng ngàn hiện vật, tài liệu, bút tích quý hiếm.
 Soi đèn đi nhặt "lộc biển"

Soi đèn đi nhặt "lộc biển"

Khi màn đêm buông xuống, thủy triều bắt đầu rút sâu, hàng trăm người dân đã đổ về bãi biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) để nhặt "lộc biển" dạt kín bờ.
"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

Ẩn mình giữa những dãy núi, đồi chè Nam Sơn như một "viên ngọc xanh" lấp lánh giữa khung cảnh thiên nhiên thanh bình của miền quê nông thôn mới Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Thanh bình xóm đạo miền núi Vũ Quang

Thanh bình xóm đạo miền núi Vũ Quang

Đoàn kết, chung sức đồng lòng cùng các cấp, người dân thôn giáo toàn tòng (thôn 7, xã Quang Thọ, Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng một miền quê thanh bình, đáng sống.