Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao sôi nổi sẽ diễn ra tại Lễ hội đền Lê Khôi năm 2022

(Baohatinh.vn) - Lễ hội đền Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi (Hà Tĩnh) năm 2022 được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 576 năm ngày mất của Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi (1446 - 2022). Lễ hội sẽ diễn ra trong thời gian 3 ngày, từ 30/5 - 1/6 (tức từ mồng 1 đến mồng 3/5 âm lịch).

Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao sôi nổi sẽ diễn ra tại Lễ hội đền Lê Khôi năm 2022

2 huyện Thạch Hà và Lộc Hà phối hợp tổ chức lễ giỗ nhằm tưởng nhớ, bày tỏ lòng biết ơn công lao to lớn của Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi (tháng 6/2020). Ảnh tư liệu

Nhằm tưởng nhớ và tri ân công lao to lớn của vị tướng tài ba Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi (? – 1446), đồng thời giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa, UBND huyện Thạch Hà phối hợp với UBND huyện Lộc Hà tổ chức Lễ hội đền Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi năm 2022.

Phần lễ bao gồm: Khai lễ, lễ rước, lễ tế và lễ giỗ. Trong đó, phần khai lễ diễn ra vào sáng ngày 30/5/2022 (tức 1/5 âm lịch) tại đền thờ chính Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi trên núi Nam Giới thuộc xã Thạch Hải (Thạch Hà) và các đền thờ vọng tại các địa phương khác.

Lễ rước được tổ chức vào sáng 31/5 (tức mồng 2/5 âm lịch) với nghi thức rước kiệu, lư hương từ các đền thờ vọng Lê Khôi tại các xã Mai Phụ, Thạch Kim (Lộc Hà), Đỉnh Bàn, Thạch Trị, Thạch Hải (Thạch Hà) về đền thờ chính. Lễ tế diễn ra vào chiều 31/5 tại đền Chiêu Trưng Lê Khôi và lễ giỗ sẽ diễn ra cùng địa điểm vào sáng 1/6 (tức mồng 3/5 âm lịch).

Lễ hội đền Lê Khôi năm 2022 còn diễn ra phần hội với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao sôi nổi, như: chương trình văn nghệ, các giải đấu thể thao: đua thuyền, bóng chuyền, bóng đá, cờ tướng...

Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao sôi nổi sẽ diễn ra tại Lễ hội đền Lê Khôi năm 2022

Các xã: Mai Phụ, Thạch Kim (Lộc Hà); Thạch Hải, Đỉnh Bàn, Thạch Trị (Thạch Hà) tổ chức lễ rước kiệu, linh vị và đồ tế khí từ các đền vọng về đền chính (tháng 6/2020). Ảnh tư liệu.

Cụ thể, giải đua thuyền toàn tỉnh sẽ diễn ra vào ngày 28/5/2022 tại sông Vách Nam thuộc xã Thạch Long (Thạch Hà); giải bóng chuyền nam công chức xã, thị trấn toàn huyện Thạch Hà, lần thứ IX từ 29/5 - 30/5, tại sân đền thờ vọng Lê Khôi (Thạch Hải); giải bóng đá thiếu niên, nhi đồng huyện Lộc Hà, từ 2/6 - 4/6 tại thị trấn Lộc Hà; giải cờ tướng, đánh tôm điếm, từ ngày 26/5 - 30/5 tại khu vực đền Đông Phương (xã Thạch Kim, Lộc Hà); chương trình văn nghệ quần chúng huyện Lộc Hà vào tối 26/5 tại xã Hộ Độ...

Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao sôi nổi sẽ diễn ra tại Lễ hội đền Lê Khôi năm 2022

Các xã Mai Phụ, Thạch Kim (huyện Lộc Hà) rướckiệu, linh vị và đồ tế khí bằng đường thủy (tháng 6/2020). Ảnh tư liệu.

Tham dự Lễ hội đền Lê Khôi năm 2022, ngoài các địa phương trong tỉnh còn có khách mời là đại diện các tỉnh lân cận và ban lễ nghi các đền thờ Lê Khôi ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, thành phố Hà Nội.

Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao sôi nổi sẽ diễn ra tại Lễ hội đền Lê Khôi năm 2022

Cổng đền Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi nhìn ra biển Cửa Sót (Lộc Hà).

Lễ giỗ Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi được tổ chức hằng năm nhằm tưởng nhớ và biết ơn công lao to lớn của Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi, một vị tướng tài ba của dân tộc, người có công lớn giúp vua Lê đánh giặc giữ nước. Thông qua hoạt động lễ hội để tuyên truyền, giáo dục về tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc của Nhân dân ta. Qua đó, góp phần duy trì lễ hội truyền thống của địa phương, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể; tiếp tục củng cố khối đoàn kết thống nhất của Nhân dân trong vùng.

Năm 2017, lễ hội đền Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Sau một thời gian tích cực phối hợp giữa 2 địa phương Thạch Hà và Lộc Hà nhằm triển khai các công tác chuẩn bị, đến nay, các nội dung của Lễ hội đền Lê Khôi năm 2022 đều đã hoàn tất. Ngoài ý nghĩa tri ân, tưởng nhớ vị tướng có nhiều công trạng đối với đất nước, lễ hội còn nhằm mục đích bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của di tích lịch sử văn hóa đền, lăng mộ Lê Khôi và Lễ hội đền Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi.

Ông Nguyễn Hùng Vỹ - Trưởng phòng VH-TT huyện Thạch Hà

Chủ đề Lễ hội

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Truyện Kiều có sức sống mãnh liệt trong văn học Việt Nam, phổ biến trong các tầng lớp nhân dân. Dù gần 100 tuổi, cụ Trần Thị Tám ở xã Hồng Lộc (Hà Tĩnh) vẫn thuộc và say sưa luận giải Kiều.
Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Giữa một vùng quê ven sông La - nơi được biết đến là xã nhỏ nhất của tỉnh Hà Tĩnh lại tồn tại một góc phố mang dáng dấp cổ kính, phảng phất hồn xưa như một “phố cổ Hà Nội” thu nhỏ.
Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Về thôn Phú Quý, xã Đông Kinh, tỉnh Hà Tĩnh. Dạo bước trên những tuyến đường bê tông nhựa rộng rãi, không chỉ cảm nhận được sự bình yên, trù phú mà còn thấy rõ sức sống mới của miền quê trù phú, xanh tươi 
Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Khi ví, giặm "chạy show"…

Khi ví, giặm "chạy show"…

Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Thuyết minh viên Đào Anh Tuân: Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.
Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Nhận trọng trách Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Mai Văn Tường gương mẫu đi đầu, "thắp lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới bằng quyết tâm cao, nghị lực lớn và cả những hy sinh để biến một làng quê khó khăn thành điểm sáng.