Lênh đênh cùng ngư phủ

(Baohatinh.vn) - Sinh ra và lớn lên trên những xóm chài ven sông ở Hà Tĩnh, từ thuở bé, những người phụ nữ đã theo cha mẹ lênh đênh trên những con thuyền. Và, đa phần trong số đó, khi lấy chồng cũng tiếp tục gắn bó với những luồng lạch, cùng chồng theo nghề sông nước.

Lênh đênh cùng ngư phủ

Nghề sông nước được xem là nghề nguy hiểm ẩn chứa nhiều tình huống bất trắc

Nghề sông nước được xem là nghề nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều tình huống bất trắc. Nhưng không biết tự bao giờ, những người phụ nữ ở xóm chài ven sông Nghèn lại coi đây là lẽ sống của họ. Hàng ngày, họ cùng chồng thức khuya, dậy sớm buông lưới, giăng câu, đặt bóng, đặt vó để đắp đổi mưu sinh. Với họ, sông nước là duyên số của cuộc đời.

Lênh đênh cùng ngư phủ

Gần 70 tuổi, nhưng bà Nguyễn Thị Hảo vẫn luôn gắn bó với nghề, chiều chiều lại chuẩn bị ngư cụ cho chuyến đi mới

Gần 70 tuổi với hơn 50 năm gắn bó cùng chồng trên con thuyền nhỏ ở vùng cửa biển, đến bây giờ, mắt không còn tinh tường, xương cốt đã “rệu rã” nhưng bà Nguyễn Thị Hảo ở thôn Sông Hải (Thạch Sơn, Thạch Hà) vẫn đều đặn hàng đêm bơi thuyền đi đặt bóng.

Bà cho biết: “Từ khi còn chưa lọt lòng, tôi đã cùng cha mẹ bám khúc sông này giăng câu, buông lưới. Lấy chồng 50 năm thì cũng chừng ấy thời gian tôi cùng ông nhà bám sông nước để duy trì cuộc sống. Nay con cái đã lớn, đã có gia đình riêng, nhà chỉ còn 2 ông bà già nhưng chúng tôi vẫn lênh đênh trên con thuyền nhỏ vì nếu không đi thì nhớ lắm”.

Lênh đênh cùng ngư phủ

Phụ nữ lấy chồng làm nghề ngư thường theo chồng trong những chuyến buông lưới trên sông

Cuộc sống lênh đênh sông nước với ngày làm việc bắt đầu từ 3-4h sáng là một nỗi gian truân đối với cánh đàn ông, với những người phụ nữ, việc bám nghề lại càng khó khăn hơn. Vậy nhưng, vượt lên tất cả, bằng tình yêu thương, những người phụ nữ làng chài đã trở thành người bạn thuyền ăn ý của chồng.

Chị Nguyễn Thị Đào (thôn Sông Hải) cho biết: “Để chồng một mình lênh đênh trên sông nước đêm hôm, tôi cũng không yên. Vì thế, thay vì sống với nỗi bất an đó, tôi đã cùng chồng trên con thuyền nhỏ suốt hơn 20 năm nay. Tôi không thể nào quên lần cùng chồng ra đến gần cửa biển thì giông tố bất ngờ ập đến. 2 vợ chồng khi đó chỉ biết trông chờ vào số phận. May sao thuyền dạt vào núi Nam Giới ở Thạch Bằng. Lần ấy, đồ nghề mất hết nhưng quan trọng hơn cả là vợ chồng vẫn bình yên. Qua những lần như thế, tôi càng kiên trì hơn trong việc cùng chồng bám thuyền, bám lạch”.

Lênh đênh cùng ngư phủ

Những khoảnh khắc bình yên khi thuyền đã cập bến

Cũng giống như những người phụ nữ ven sông khác, những người phụ nữ ở xóm chài dưới chân cầu Thọ Tường (thị trấn Đức Thọ) cũng gắn bó đời mình với con nước, con thuyền và ngư cụ. Không chỉ cùng chồng đặt lừ, giăng lưới trên sông, sau mỗi chuyến đánh bắt trở về, người phụ nữ làng chài còn phải ra chợ để bán những mớ tôm, mớ cá.

Có hơn 20 năm lênh đênh trên dòng sông La cùng chồng, chị Nguyễn Thị Hoa (tổ dân phố 7) cho biết: “Mỗi ngày của chúng tôi đều gắn bó với sông nước. Buổi sáng sau khi tan buổi chợ, tôi lại cùng chồng phơi phong, sửa soạn ngư cụ để cuối chiều là bắt đầu lên thuyền ra sông. Sông nước tuy hiền hòa hơn biển cả nhưng cũng ẩn trong nó những hiểm họa khó lường, chính vì thế, tôi rất hạn chế để chồng đi thuyền một mình. Dẫu vất vả nhưng có vợ, có chồng, gian nan nào cũng đều ở lại ngoài con nước cả”.

Lấy chồng ngư phủ, những người phụ nữ làng chài cũng trở thành những ngư phủ kiên định. Với họ, sông nước là nơi mưu sinh cũng là nơi se duyên vợ chồng. Bởi thế, gắn bó đời mình với sông nước, đồng cam cộng khổ với người bạn đời trên lênh đênh sóng nước cũng là niềm hạnh phúc bình dị, đời thường.

  • Lênh đênh cùng ngư phủ
    Dòng sông chở nặng ân tình

    Không có nỗi nhớ nào trào dâng lên trong biếc sâu tâm hồn bằng nỗi nhớ dòng sông quê khi ta đang sống giữa những ngày hè bỏng rát chốn phồn hoa. Con sông quê hương (Hà Tĩnh) đã chảy trong suối nguồn tâm tư ta từ thuở nhỏ, những bến sông lịch sử oai hùng, những bến sông bình dị… đều nặng nghĩa, nặng tình khiến ta nhung nhớ khôn nguôi…

  • Lênh đênh cùng ngư phủ
    “Săn” cua trên sông Cửa Sót

    Tờ mờ sáng, ngư dân thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà - Hà Tĩnh lại dong thuyền “săn” cua trên sông Cửa Sót. Mỗi thuyền cho thu nhập bình quân từ 700 ngàn đến 1 triệu đồng mỗi ngày.

  • Lênh đênh cùng ngư phủ
    Bình dị xóm chài giữa lòng thành phố Hà Tĩnh

    Nằm gần khu vực nội thành náo nhiệt, cuộc sống của những con người làm nghề chài lưới bên sông Cụt (tổ dân phố Văn Thịnh, phường Văn Yên TP Hà Tĩnh) ngày qua ngày vẫn bình dị, đong đầy tình làng nghĩa xóm.

Chủ đề PHÓNG SỰ - KÝ SỰ

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.