Lịch sử tiếp xúc Bluezone gồm những gì, được sử dụng ra sao?

Bluezone thu thập những dữ liệu cơ bản để xác định người nghi nhiễm Covid-19. Thông tin cho rằng dữ liệu lịch sử tiếp xúc của Bluezone có thể bị sử dụng vào mục đích khác là không có cơ sở.   

Bluezone là ứng dụng được tạo ra để cảnh báo sớm và truy vết người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19. Điều này được thực hiện bằng cách xác định lịch sử tiếp xúc của mỗi người dựa trên việc kết nối sóng Bluetooth.

Dữ liệu lịch sử tiếp xúc là thông tin quan trọng nhất trên ứng dụng Bluezone. Dữ liệu này cho biết người dùng máy đã gặp bao nhiêu người, cụ thể là “ai" và trong thời gian bao nhiêu lâu. Do không sử dụng dữ liệu định vị vệ tinh GPS, ứng dụng Bluezone không thể biết vị trí mà 2 người đã gặp.

Lịch sử tiếp xúc Bluezone gồm những gì, được sử dụng ra sao?

Thông tin về lịch sử tiếp xúc trên ứng dụng Bluezone. Ảnh: Trọng Đạt

Để đảm bảo tính riêng tư, danh tính của người sử dụng Bluezone được cấp tự động dưới dạng mã ID. Mã ID này sẽ thay đổi sau mỗi 15 phút nhằm làm tăng thêm tính bảo mật. Bên cạnh đó, mã ID cũng chỉ hiển thị một phần (6 trên tổng số 9 ký tự) trên thiết bị của người đối điện và của cả chính người dùng.

Về thời gian gặp nhau của 2 người dùng Bluezone, ứng dụng không biết cụ thể họ đã kết nối với nhau trong bao lâu. Đơn vị phát triển chỉ xác định yếu tố này bằng việc đưa ra một cột mốc thời gian cụ thể. Cột mốc đó được tính bằng khoảng thời gian đủ để virus có thể lan truyền.

Trong trường hợp 2 người dùng Bluezone lướt qua nhau, tức thời gian tiếp xúc quá ngắn (dưới mốc có thể lây bệnh), ứng dụng sẽ không coi đây là tiếp xúc gần mà chỉ ghi nhận một lượt trong tổng số lượt tiếp xúc.

Nếu thời gian tiếp xúc giữa 2 người dùng Bluezone đủ dài (vượt mốc có khả năng lây bệnh), ứng dụng sẽ xác định đây là tiếp xúc gần và ghi thông tin vào lịch sử dữ liệu tiếp xúc.

Ba điều kiện tối thiểu để xác định người nghi nhiễm Covid-19 là có tiếp xúc với người mang bệnh, khoảng cách tiếp xúc dưới 2 mét và trong thời gian đủ để virus lan truyền. Do vậy, dữ liệu Bluezone thu thập là thông tin cần thiết để tìm ra những người có khả năng nghi nhiễm Covid-19.

Dữ liệu Bluezone chỉ được dùng để phòng, chống Covid-19

Trong trường hợp một người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19, nhân viên y tế sẽ hỏi xin mã ID của người đó để cập nhật lên hệ thống. Thông tin này sau đó sẽ được tải xuống ứng dụng Bluezone của tất cả người dùng.

Sau khi đối chiếu, so sánh, nếu phát hiện mã ID nhận được trùng với mã ID trong lịch sử tiếp xúc 14 ngày, ứng dụng Bluezone sẽ phát đi cảnh báo về nguy cơ người dùng có khả năng lây nhiễm bệnh. Lúc này, người dùng Bluezone có thể liên hệ với cơ sở y tế theo hướng dẫn để được thăm khám và điều trị.

Lịch sử tiếp xúc Bluezone gồm những gì, được sử dụng ra sao?

Dữ liệu về lịch sử tiếp xúc trên ứng dụng Bluezone chỉ được dùng vào mục đích phòng, chống dịch Covid-19. Thông tin này được quy định rõ tại phần Điều khoản sử dụng. Ảnh: Trọng Đạt

Thông tin cho rằng dữ liệu lịch sử tiếp xúc trên ứng dụng Bluezone có thể bị sử dụng vào các mục đích khác là không có cơ sở.

Bộ TT&TT khẳng định, dữ liệu thu được từ ứng dụng Bluezone chỉ sử dụng duy nhất cho mục đích phòng, chống dịch Covid-19. Thông tin này đã được quy định rõ tại Điều 5 trong Điều khoản sử dụng của ứng dụng Bluezone.

Theo đó: “Dữ liệu của người dùng phục vụ phân tích, truy vết các ca nhiễm, ca nghi nhiễm sẽ được lưu trữ và bảo mật bởi cơ quan chính phủ và chỉ sử dụng vào mục đích giúp người dân bảo vệ sức khoẻ và chống dịch bệnh, tuyệt đối không sử dụng vào mục đích thương mại, không xâm phạm đời tư.”.

“Ngoài các mục đích trên, đơn vị phát triển ứng dụng không được phép thu thập, sử dụng thông tin của người dùng vào bất kỳ mục đích gì khác. Và sẽ không tiết lộ bất kỳ thông tin nào có thể gây tổn hại hoặc thực hiện bất kỳ hành vi bất hợp pháp nào về quyền riêng tư của người dùng theo luật pháp Việt Nam hoặc chính sách của ứng dụng Bluezone”.

Quy định cụ thể này là lời khẳng định của Bộ TT&TT về việc dữ liệu bảo mật của người dùng Bluezone sẽ chỉ được sử dụng vào mục đích phòng, chống dịch.

Bạn đọc có thể truy cập vào đây để xem tỉnh, thành phố nào có số lượng người sử dụng Bluezone nhiều nhất.

Theo Trọng Đạt/ictnews

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Hàng hiếm iPhone không có logo Apple

Hàng hiếm iPhone không có logo Apple

Một nguyên mẫu iPhone được cho là phiên bản thử nghiệm tính năng nút cảm ứng, dùng logo biểu tượng Vesica Piscis thay quả táo.
Smartphone giá rẻ rồi cũng có AI

Smartphone giá rẻ rồi cũng có AI

Đến năm 2028, 90% smartphone giá trên 250 USD sẽ trang bị những tính năng AI tạo sinh, vốn chỉ đang có mặt trên các dòng cao cấp.
iPhone SE 4 có gây bất ngờ?

iPhone SE 4 có gây bất ngờ?

Dù chưa có tin đồn xác thực, ảnh chụp mô hình của iPhone SE 4 cho thấy có khả năng mẫu iPhone giá rẻ có thêm phiên bản màn hình lớn với kích thước 6,7 inch.
Giá cước 5G thế nào so với 4G?

Giá cước 5G thế nào so với 4G?

Gói 5G thấp nhất giá 135.000 đồng, cao gần gấp đôi mức 70.000 đồng của gói 4G, nhưng dung lượng nhiều gấp tám lần, kèm nhiều tiện ích.
'Cú lừa' mới của YouTube với quảng cáo

'Cú lừa' mới của YouTube với quảng cáo

YouTube đang thử nghiệm loại bỏ bộ đếm thời gian hình tròn hiển thị trước khi người dùng nhấn nút bỏ qua quảng cáo trên cả phiên bản máy tính và di động.
Nhiều khu vực xuất hiện sóng 5G

Nhiều khu vực xuất hiện sóng 5G

Thiết bị của người dùng tại nhiều khu vực ở Hà Nội, TP HCM và một số tỉnh thành bất ngờ bắt được sóng 5G, dù công nghệ kết nối này chưa triển khai chính thức.
Chờ đợi gì ở M4 MacBook Pro?

Chờ đợi gì ở M4 MacBook Pro?

Người dùng đang chờ đợi nhiều cập nhật và thay đổi ở M4 MacBook Pro, chiếc máy tính sắp được Apple trình làng.