Thiếu tá Đỗ Thị Hằng Nga vừa trở thành nữ quân nhân Việt Nam đầu tiên tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc bên ngoài lãnh thổ đất nước.
Thiếu tá Đỗ Thị Hằng Nga (SN 1981), Trợ lý Phòng Tham mưu - Kế hoạch thuộc Trung tâm Gìn giữ hòa bình (GGHB) Việt Nam vừa trở thành nữ quân nhân đầu tiên mang quốc tịch Việt Nam tham gia sứ mệnh GGHB của Liên Hợp Quốc bên ngoài lãnh thổ đất nước.
Nhập ngũ từ năm 2004, cô gái Hà Nội Đỗ Thị Hằng Nga chính thức chuyển ngạch sĩ quan vào năm 2012. Tại Trung tâm GGHB Việt Nam, công việc chủ yếu của nữ sĩ quan Hằng Nga liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin.
Quá trình công tác, chỉ huy đơn vị nhận thấy ở sĩ quan trẻ Hằng Nga có nhiều tố chất của một người làm đối ngoại nên đã tạo điều kiện để chị tham gia các khóa đào tạo về ngoại ngữ và chuyên môn GGHB.
Với khả năng học hỏi, nắm bắt nhanh cùng sự nỗ lực bền bỉ, trong vòng 1 năm, Nga đã trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần có của một "sứ giả mũ nồi xanh" theo những quy chuẩn ngặt nghèo nhất. Thiếu tá Hằng Nga đã hoàn thành tốt các bài test ngoại ngữ, lái xe hai cầu… mà các chuyên gia Liên Hợp Quốc đặt ra. Trong ảnh, Thiếu tá Hằng Nga trong chuyến công tác tại Hà Lan.(Ảnh: Tiền Phong)
Sáng 30/10, Bộ Quốc phòng đã trao quyết định của Chủ tịch nước cho Thiếu tá Đỗ Thị Hằng Nga. Cô cũng là cán bộ thứ 20 của Việt Nam đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
Tại buổi lễ trao quyết định, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết, đối với Liên Hợp Quốc, việc cử nữ sỹ quan tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình thể hiện chính sách bình đẳng giới và là mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc. Khẳng định vai trò của phụ nữ ở các hoạt động mang tính chất toàn cầu, trong đó có hoạt động gìn giữ hòa bình.
Theo quyết định tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, Thiếu tá Hằng Nga sẽ có nhiệm kỳ 1 năm thực hiện nhiệm vụ tại phái bộ GGHB Liên Hợp Quốc ở Nam Sudan, trong vai trò sĩ quan tham mưu giám sát các hoạt động quân sự. Trong ảnh, sĩ quan mũ nồi xanh Hằng Nga trong một chuyến công tác tại Hà Lan. (Ảnh: Tiền Phong)
Theo Người Lao Động, Thiếu tá Nga sẽ phải đảm trách trung bình 12-15 đầu việc tại phái bộ Nam Sudan: Tổng hợp và cập nhật bản đồ tình hình tác chiến tại các phân khu được chỉ định; trực ban tại Trung tâm tác chiến, Sở chỉ huy Phái bộ; chuẩn bị các báo cáo đặc biệt và gửi điện tín về các sự cố xảy ra trên địa bàn; liên lạc với các cơ quan liên quan để đưa ra các thông báo về tai nạn, thương vong; theo dõi các tài liệu trong hệ thống dữ liệu tác chiến của phái bộ.... Trong ảnh, Thiếu tá Hằng Nga cùng đồng đội tại lễ bàn giao tòa nhà giảng đường S5 và trang thiết bị do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ cho Trung tâm GGHB Việt Nam (tháng 8/2017) (Ảnh: Tiền Phong)
Theo Đại tá Hoàng Kim Phụng, Giám đốc Trung tâm Gìn giữ Hòa bình Việt Nam, Liên Hợp Quốc mong muốn Việt Nam cử thêm nữ sỹ quan để tăng tỷ lệ nữ trong phái bộ gìn giữ hòa bình. Việc Việt Nam cử nữ quân nhân đầu tiên cũng như chuẩn bị trong thời gian tới sẽ cử 9 nữ quân nhân nữa trong đội hình của bệnh viện dã chiến cấp 2 sẽ là dấu ấn tốt cho Quân đội nhân dân Việt Nam đối với hoạt động tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
Chị Hằng Nga đã lập gia đình và có 2 con nhỏ. Trong ảnh, khoảnh khắc đời thường của nữ sĩ quan mũ nồi xanh 8X. (Ảnh: Tiền Phong)
Cách đây 71 năm, ngày 7/5/1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, mãi mãi là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc anh hùng, không bao giờ khuất phục trước mọi kẻ thù.
16 lãnh đạo cấp phòng thuộc Công an Hà Tĩnh tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi đều là những cán bộ có bề dày kinh nghiệm, có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác bảo đảm ANTT và xây dựng lực lượng của ngành.
Những chiến sỹ Điện Biên quê Hà Tĩnh năm xưa giờ đây đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng ký ức về một thời hoa lửa ở miền Tây Bắc dường như vẫn vẹn nguyên trong tâm trí mỗi người.
Lần đầu tiên sải bước trong đội hình duyệt binh tại Quảng trường Đỏ (Moskva, Liên bang Nga), mỗi quân nhân Hà Tĩnh cảm nhận sâu sắc niềm vinh dự, tự hào khi đại diện cho Tổ quốc và Quân đội nhân dân Việt Nam trước bạn bè quốc tế.
Chiều tối 3-5 (giờ địa phương), tức rạng sáng 4-5, tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow của Liên bang Nga đã diễn ra buổi sơ duyệt Lễ duyệt binh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9-5-1945 / 9-5-2025).
Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Lâm Thành là lính thợ tay nghề cao, nhiều sáng kiến, luôn gắn bó với những “ông già thép” - xe thiết giáp BTR-152 của LLVT Hà Tĩnh.
Lễ đón đoàn diễn ra trang trọng, chu đáo thể hiện sự ghi nhận đối với công lao đóng góp của cán bộ, chiến sỹ Hà Tĩnh trong tham gia Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Sáng 30/4, những máy bay chiến đấu SU30MK2 hiện đại nhất Việt Nam có màn bắn gần 400 quả đạn nhiễu trên bầu trời TP Hồ Chí Minh, tạo nên khung cảnh vô cùng rực rỡ trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.
Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng 30/4 là dịp tiếp thêm niềm tin, khơi dậy tinh thần yêu nước, đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực mới để Việt Nam vững bước trên hành trình phát triển, hội nhập, xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng.
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (từ ngày 26-30/4/1975) là chiến dịch quyết chiến chiến lược trong Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Nhân dân ta, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Thời gian tới, Đảng ủy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh sẽ tiếp tục học tập, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05 và các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên.
Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21-29/3/1975) là một trong 3 chiến dịch lớn của quân Việt Nam trong Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. Thắng lợi của chiến dịch có ý nghĩa chiến lược, góp phần nhanh chóng giải phóng Sài Gòn và hoàn toàn miền Nam.
Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, ngày 30/4 tới đây, tại TP HCM sẽ diễn ra lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia. Nhiều người băn khoăn diễu binh, diễu hành là gì? Diễu binh và duyệt binh khác nhau như thế nào?
Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Mô hình “Gắn kết và đồng hành” giúp Trung đoàn 841 (Bộ CHQS tỉnh) phối hợp chặt chẽ với gia đình và địa phương quản lý, giáo dục, rèn luyện chiến sĩ trẻ tốt hơn.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 diễn ra trong gần hai tháng, qua 3 chiến dịch. Trong đó, chiến dịch Tây Nguyên là chiến dịch mở đầu cũng là đòn đột phá chiến lược.
Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Lãnh đạo TP Hà Tĩnh tin tưởng, các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tiếp tục phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, xây dựng quê hương phát triển trong thời kỳ mới.
Nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sáng 24/4, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghị gặp mặt đại biểu cựu chiến binh, cựu TNXP tiêu biểu tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải bày tỏ sự tri ân sâu sắc đối với công lao và sự hy sinh to lớn của các CCB, cựu TNXP cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Đợt thi đua cao điểm “Thần tốc - Quyết thắng” chào mừng 50 năm thống nhất non sông được LLVT Hà Tĩnh cụ thể hóa bằng những thành tích mới, đỉnh cao mới trong thực hiện nhiệm vụ.
Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.
Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sỹ, cán bộ, chiến sỹ LLVT tỉnh Hà Tĩnh nguyện hứa sẽ tiếp tục phấn đấu để xứng đáng là lực lượng trung thành, tin cậy của Đảng, chính quyền và Nhân dân.
50 năm giải phóng miền Nam: Sáng 22/4, các biên đội trực thăng, tiêm kích Su30-MK2 hợp luyện thả cờ Đảng và cờ Tổ quốc, bay đội hình, chao lượn trên bầu trời trung tâm TP.HCM.