Nhật ký Trường Sa: Pháo đài giữa trùng khơi!

(Baohatinh.vn) - Trong chuyến hải trình tới Trường Sa, tôi và đoàn công tác đã tới thăm các đảo đá san hô: Đá Thị, Cô Lin, Len Đao. Tại những nơi quanh năm dầm mình cùng sóng gió, lại càng khâm phục ý chí của những người lính đảo đang ngày đêm canh giữ biển trời Tổ quốc.

Nhật ký Trường Sa: Pháo đài giữa trùng khơi!

Từ tàu Trường Sa HQ-571, chiếc canô nhỏ đưa chúng tôi vượt hàng trăm con sóng lớn để tới được các đảo Đá Thị, Cô Lin, Len Đao. Tham quan một vòng quanh đảo, lại càng khâm phục nỗ lực vượt khó của cán bộ, chiến sĩ hải quân. Ảnh: đảo Cô Lin nhìn từ tàu Trường Sa HQ-571.

Nhật ký Trường Sa: Pháo đài giữa trùng khơi!

Gọi là tham quan một vòng quanh đảo, nhưng thực chất các đảo chỉ gồm 2 tòa nhà được xây dựng kiên cố trên nền san hô, với cấu trúc đặc thù phục vụ nhiệm vụ giữ gìn chủ quyền biển đảo và chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt. Ảnh: Một góc đảo Đá Thị.

Nhật ký Trường Sa: Pháo đài giữa trùng khơi!

Việc thực hiện nhiệm vụ, sinh hoạt của những người lính ở các đảo đá san hô vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn. Dù vậy, lá cờ Tổ quốc vẫn luôn tung bay trong gió và tấm bia chủ quyền luôn được các chiến sĩ hải quân ngày đêm canh gác, như một lời khẳng định vững chắc về chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Ảnh: Chiến sĩ canh gác tại bia chủ quyền đảo Đá Thị.

Nhật ký Trường Sa: Pháo đài giữa trùng khơi!

Thượng úy Phan Văn Trung, Chỉ huy trưởng đảo Cô Lin cho biết: “Công tác sẵn sàng chiến đấu trên đảo luôn được đặt lên hàng đầu. Chúng tôi thường xuyên tổ chức luyện tập để các cán bộ, chiến sĩ thành thạo mọi phương án sát với điều kiện thực tế, sẵn sàng xử lí mọi tình huống, không để bất ngờ, bị động khi có tình huống xảy ra”.

Nhật ký Trường Sa: Pháo đài giữa trùng khơi!

Dù còn nhiều khó khăn nhưng các chiến sĩ luôn đoàn kết, đứng vững giữa phong ba, bão táp để bảo vệ từng tấc đất, vùng biển, vùng trời Việt Nam.

Nhật ký Trường Sa: Pháo đài giữa trùng khơi!

Tới các đảo, tôi bắt gặp những chiến sĩ gương mặt còn rất trẻ nhưng trong ánh mắt đã toát lên sự kiên cường, nghị lực.

Nhật ký Trường Sa: Pháo đài giữa trùng khơi!

Trung úy Phan Việt Hoàng (quê huyện Nghi Xuân, chiến sĩ trên đảo Cô Lin) chia sẻ: “Lần này ra công tác tại đảo xa, tôi cảm thấy vinh dự khi được giao nhiệm vụ canh giữ chủ quyền nơi đầu sóng. Bản thân sẽ quyết tâm cùng đồng đội hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, không phụ niềm tin của đồng bào cả nước luôn hướng về Trường Sa”.

Nhật ký Trường Sa: Pháo đài giữa trùng khơi!

Giữa muôn trùng khơi, các điểm đảo như những pháo đài hiên ngang chốt giữ mảnh đất tiền tiêu. Đó còn là pháo đài của niềm tin, ý chí sắt đá, nơi những người lính đảo ngày đêm vượt mọi khó khăn nơi đầu sóng, ngọn gió, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, canh giữ sự bình yên cho Tổ quốc. Ảnh: Đảo Cô Lin hiên ngang giữa biển khơi.

Nhật ký Trường Sa: Pháo đài giữa trùng khơi!

Tôi thật sự bất ngờ trước những luống rau xanh mát, mơn mởn đầy sức sống trên đảo vì đủ nước và được chăm sóc tốt. Màu xanh như một điều kỳ diệu làm dịu đi phần nào sự khắc nghiệt của khí hậu nơi đây. Tại nơi chỉ có nắng, gió, san hô và sự mặn mòi của biển, những màu xanh của cây cỏ chỉ có thể được tạo nên từ bàn tay người lính đảo. Ảnh: Chiến sĩ đảo Đá Thị chăm sóc vườn rau.

Nhật ký Trường Sa: Pháo đài giữa trùng khơi!

Mặc dù nguồn nước ngọt khan hiếm, song nhờ các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, khoa học và phù hợp trong sinh hoạt, cán bộ, chiến sĩ tại các đảo đá đã thực hiện tốt công tác trồng rau xanh, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, nâng cao sức khỏe bộ đội. Những vườn rau với diện tích khoảng 20m2 được che chắn để chắn gió và vị mặn của biển bằng những tấm lưới, tấm nhựa lớn. Rau được trồng trong các thùng xốp, thùng nhựa để dễ dàng cơ động trong mùa biển động. Vườn rau với đủ loại từ rau cải, mùng tơi, rau muống, ớt cay... Một bữa rau xanh với chiến sĩ tại đảo đá đã là một sự cố gắng lớn lao. Ảnh: Vườn rau đa dạng trên đảo Cô Lin.

Nhật ký Trường Sa: Pháo đài giữa trùng khơi!

Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Nhân dân cả nước, các đảo đã xây dựng hệ thống nhà vững chắc, khang trang, sạch đẹp, có hệ thống năng lượng gió, năng lượng mặt trời góp phần nâng cao đời sống sinh hoạt và phục vụ huấn luyện. Ảnh: Nhà văn hóa đa năng tại đảo Đá Thị.

Nhật ký Trường Sa: Pháo đài giữa trùng khơi!

Các đảo đã hoàn thành xây dựng nhà văn hóa đa năng, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ. Ảnh: Cán bộ, chiến sĩ đảo Len Đao rèn luyện thể chất trong phòng tập gym.

Nhật ký Trường Sa: Pháo đài giữa trùng khơi!

Tuy còn nhiều khó khăn, vất vả, song những cán bộ, chiến sĩ nơi đây vẫn luôn nở nụ cười lạc quan, tự hào khi được Đảng và Nhân dân giao phó nhiệm vụ giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Nhật ký Trường Sa: Pháo đài giữa trùng khơi!

Đến thăm đảo Đá Thị, Cô Lin, Len Đao, cảm nhận những gian khổ, khó khăn, tôi lại càng khâm phục và biết ơn ý chí, niềm tin, nỗ lực quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của những người lính đảo.

Nhật ký Trường Sa: Pháo đài giữa trùng khơi!

Tiễn chúng tôi trở lại tàu HQ-571 là ánh mắt, nụ cười lính đảo với những cánh tay vẫy chào mãi không thôi. Tôi hiểu rằng, dù phải đối mặt với bao gian lao, vất vả, hiểm nguy nhưng ý chí của những người lính hải quân sẽ luôn vững vàng để vượt qua tất cả, chắc tay súng bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.