Những người giữ mùa xuân bình yên (bài 1): Chiến sỹ quân hàm xanh Hà Tĩnh bám chốt ngăn dịch Covid-19

(Baohatinh.vn) - Bếp lửa bập bùng không xua nổi cái rét thấu xương của đêm đông giữa đại ngàn. Người lính trẻ biên phòng Hà Tĩnh lặng lẽ mở điện thoại ngắm khuôn mặt con trai bé bỏng. “Tết này, vì nhiệm vụ chống dịch, đồn tập trung 100% quân số, mẹ con ở nhà chắc sẽ nhớ bố nhiều lắm”.

Video: Chiến sỹ biên phòng Hà Tĩnh bám chốt ngăn chặn nguy cơ dịch xâm nhập.

Trung úy Từ Hậu Nhung (SN 1988) là nhân viên báo vụ của Đồn Biên phòng (ĐBP) Sơn Hồng (Hương Sơn). Từ ngày đồn lập chốt chống dịch ở Khe Sinh (tháng 3/2020), anh cùng đồng đội lên cắm chốt tại đây.

Nhận nhiệm vụ kiểm soát phòng chống dịch gắn với đấu tranh với các loại tội phạm trên chiều dài 9 km đường biên ở vị trí xung yếu, các cán bộ, chiến sỹ luôn duy trì tuần tra, trực gác liên tục 24/24h với quyết tâm rào kín kẽ hở, ngăn chặn tối đa các nguy cơ.

Những người giữ mùa xuân bình yên (bài 1): Chiến sỹ quân hàm xanh Hà Tĩnh bám chốt ngăn dịch Covid-19

Trung úy Từ Hậu Nhung còn đảm nhận nhiệm vụ báo tin tình hình từ chốt về đồn: "Đá Gân - Khe Sanh, Đá Gân - Khe Sanh nghe rõ. Quá trình tuần tra, không phát hiện trường hợp nào, cán bộ, chiến sỹ đảm bảo an toàn!”

Ngoài nhiệm vụ tuần tra cùng đồng đội, Nhung còn đảm nhận nhiệm vụ báo tin tình hình từ chốt về đồn. “Đá Gân - Khe Sanh, Đá Gân - Khe Sanh nghe rõ. Quá trình tuần tra, không phát hiện trường hợp nào, cán bộ, chiến sỹ đảm bảo an toàn!”.

Sau những giờ băng rừng, vượt suối, những thông tin an toàn truyền qua chiếc máy vô tuyến điện về đồn, làm anh em chiến sỹ nhẹ lòng. Nơi chốn “thâm sơn cùng cốc”, người chiến sỹ luôn tập trung, cẩn trọng trong từng thao tác, không một phút lơ là.

Những người giữ mùa xuân bình yên (bài 1): Chiến sỹ quân hàm xanh Hà Tĩnh bám chốt ngăn dịch Covid-19

“Đứa đầu 4 tuổi, từ nhỏ chỉ chịu cho bố cắt tóc. Lâu lắm bố chưa về, chắc tóc cậu đã dài như con gái”

Chỉ mất chưa đầy một buổi chạy xe máy là có thể về nhà, nhưng Nhung đành nén tình cảm riêng để ở lại cắm chốt cùng đồng đội.

“Em đã có 2 con trai. Đứa đầu 4 tuổi, từ nhỏ chỉ chịu cho bố cắt tóc. Lâu lắm bố chưa về, chắc tóc cậu đã dài như con gái. Còn bé mới sinh, qua lời bà nội và mẹ thì giống em như đúc. Chị xem ảnh cháu này, đúng như 2 giọt nước phải không?”.

Giọng nói của trung úy biên phòng bất chợt nghẹn lại. “Nhưng không riêng gì em, anh em ở đây mỗi người đều có hoàn cảnh riêng. Thời điểm giáp tết này, các chốt phòng dịch đều căng như dây đàn, chiến sỹ dù ở hoàn cảnh nào cũng quyết không cho phép mình phân tâm” - Nhung trải lòng.

Những người giữ mùa xuân bình yên (bài 1): Chiến sỹ quân hàm xanh Hà Tĩnh bám chốt ngăn dịch Covid-19

Đại úy Lê Thanh Hóa chia sẻ: “Tôi vẫn thường nói với anh em rằng, hãy vững lòng để bám chốt, vì mình đã có hậu phương vững chắc nhất, đó là gia đình, là những người thân”.

Cùng chung nỗi niềm với Nhung là Đại úy Lê Thanh Hóa (SN 1971) quê ở Nghi Xuân. Mẹ anh bị tai biến mạch máu não, nằm liệt giường mấy tháng nay.

“Mẹ đã một đời tảo tần nuôi con, khi ngã bệnh, con trai ở xa lòng như lửa đốt. Nhưng tôi biết, mẹ thấu hiểu nhiệm vụ người lính kể từ lúc tôi khoác chiếc áo xanh biên cương. Vợ tôi ở nhà đang thay chồng chăm sóc mẹ từng bữa ăn, giấc ngủ. Tôi vẫn thường nói với anh em rằng, hãy vững lòng để bám chốt, vì mình đã có hậu phương vững chắc nhất, đó là gia đình, là những người thân”.

Những người giữ mùa xuân bình yên (bài 1): Chiến sỹ quân hàm xanh Hà Tĩnh bám chốt ngăn dịch Covid-19

Vợ chồng Thiếu tá Ngọc Thế Hùng và Trung úy Lê Thị Thanh Hòa cùng con trai đầu trong những phút đoàn tụ hiếm hoi ở đơn vị công tác.

Hay như vợ chồng Thiếu tá Ngọc Thế Hùng ở chốt biên phòng H7 và Trung úy Lê Thị Thanh Hòa, nhân viên kiểm thể Trạm Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. Dẫu 2 đứa con nhỏ của anh chị (6 tuổi và 2 tuổi) đã quen với việc thiếu vắng sự chăm sóc thường xuyên của bố mẹ, thế nhưng để nói với con vui tết cùng ông bà, bố mẹ không về được, với anh chị cũng không dễ dàng.

Những người giữ mùa xuân bình yên (bài 1): Chiến sỹ quân hàm xanh Hà Tĩnh bám chốt ngăn dịch Covid-19

Thượng úy Trần Văn Duy chuẩn bị vũ khí, quân bị cho chuyến tuần tra

Ở các chốt biên phòng trải dài trên những con đường rừng hun hút, chúng tôi ấn tượng với những chốt trưởng còn rất trẻ. Thượng úy Trần Văn Duy, quê ở xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà) là Chốt trưởng chốt 511/1, Đồn Biên phòng Bản Giàng, xã Hương Vĩnh (Hương Khê) nằm chót vót trên độ cao hàng trăm mét.

31 tuổi đời, Thượng úy Trần Văn Duy là một trong những cán bộ trẻ nhất, nhưng với vai trò là chốt trưởng, anh luôn thể hiện sự gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ cũng như trong sinh hoạt. Duy cho biết, hoàn cảnh gia đình khá khó khăn. Mới cưới vợ, chưa có con; vợ chồng đang ở với bố mẹ già yếu. Nhà có 2 anh em trai và một chị gái nhưng em trai hiện đang đi xuất khẩu lao động… “Cả 2 anh em đều đi vắng, không lo được tết với gia đình. Thế nhưng, bố mẹ luôn động viên tôi yên tâm phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ và vui tết cùng đồng đội…”.

Những người giữ mùa xuân bình yên (bài 1): Chiến sỹ quân hàm xanh Hà Tĩnh bám chốt ngăn dịch Covid-19

Thượng úy Trần Nhân Tài (người bên trái) cùng đồng đội trong chuyến tuần tra đêm.

Thượng úy Trần Nhân Tài (SN 1992) tốt nghiệp Học viện Biên phòng, sau 3 năm tăng cường ở miền Nam được phân công về ĐBP Sơn Hồng, ít tuổi nhất nhưng rất tròn vai Chốt trưởng Khe Sinh. Anh em trong chốt thường đùa: “Tết này định để “thủ trưởng” về tìm vợ, nhưng vì con vi-rút Covid-19 nên chẳng ai dám rời vị trí”.

Những người giữ mùa xuân bình yên (bài 1): Chiến sỹ quân hàm xanh Hà Tĩnh bám chốt ngăn dịch Covid-19

Thượng úy Phạm Hữu Hoàng Anh bàn giao vũ khí, hạ đạt mệnh lệnh tuần tra

Thượng úy Phạm Hữu Hoàng Anh (SN 1993) được điều động từ ĐBP Cửa Sót tăng cường lên chốt Eo Cô gái ĐPB Cầu Treo để đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch. Con gái đầu lòng của anh vừa được 6 tháng, từ khi bố nhận nhiệm vụ mới, mẹ con đã xác định tết này bố sẽ ăn tết biên cương.

Thượng úy Hoàng Anh chia sẻ: Vị trí chốt Eo Cô gái khá nhạy cảm vì đường rừng có những điểm khá sát với quốc lộ 8A nên nhiều người xuất nhập cảnh trái phép, tìm cách cắt rừng qua đây để bắt xe, thoát khỏi sự kiểm soát của lực lượng chức năng. Mới đây, chúng tôi vừa phát hiện 3 công dân có ý định cắt rừng sang Lào và kịp thời vận động, ngăn chặn. Nhiệm vụ đặt ra hết sức nặng nề, điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên chúng tôi động viên nhau, toàn tâm toàn ý hoàn thành tốt nhiệm vụ”.

Những người giữ mùa xuân bình yên (bài 1): Chiến sỹ quân hàm xanh Hà Tĩnh bám chốt ngăn dịch Covid-19

Tết năm nay, lực lượng biên phòng ở tuyến biên giới đất liền tập trung 100% quân số để làm nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh.

Khác với những năm trước, ngày tết cổ truyền, các đơn vị biên phòng sắp xếp cho khoảng 25% quân số về ăn tết với gia đình, trong đó, ưu tiên những người có hoàn cảnh đặc biệt, năm nay, lực lượng biên phòng ở tuyến biên giới đất liền tập trung 100% quân số để làm nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh.

Trung tá Nguyễn Ngọc Cường - Đồn trưởng ĐBP Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo cho biết, ngoài tập trung toàn bộ lực lượng của đồn, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã điều động thêm cán bộ, chiến sỹ từ các đơn vị khác để tăng cường cho 8 chốt phòng chống dịch và Trạm Kiểm soát biên phòng Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. Tất cả cùng chung một ý chí, dồn toàn sức giữ vững biên cương, ngăn chặn sự xâm nhập của dịch Covid-19.

Chủ đề QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.