Thương nhớ Đại tá Trần Kỷ - người đảng viên kiên trung, mẫu mực

(Baohatinh.vn) - Trải qua 70 tuổi Đảng, 42 tuổi quân, cống hiến hết mình cho quê hương, đất nước, Đại tá Trần Kỷ - nguyên Chủ tịch Hội CCB Hà Tĩnh đã để lại những bài học giá trị về tình yêu non sông cho các thế hệ cháu con, để lại những tình cảm tốt đẹp cho người thân, bạn bè, đồng chí.

Mấy ngày trước, tôi đón nhận tin Đại tá Trần Kỷ về nơi chín suối trong một nỗi buồn thương lặng lẽ. Dù không quá bất ngờ nhưng lòng tôi vẫn day dứt, tiếc nuối khôn nguôi. Thế là từ nay, chúng tôi mất đi một người bạn lính, mất đi một nhân vật có thể kể lại những câu chuyện chiến chinh trong những dịp kỷ niệm đặc biệt của quân đội.

Thương nhớ Đại tá Trần Kỷ - người đảng viên kiên trung, mẫu mực

Đại tá Trần Kỷ (ở giữa) cùng các CCB Hội Truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tỉnh Hà Tĩnh trong một lần gặp gỡ năm 2019. Ảnh tư liệu: Anh Hoài

Đại tá Trần Kỷ sinh năm 1928, nguyên quán huyện Đức Thọ, trú quán tại phường Tân Giang - TP Hà Tĩnh. Anh nguyên là Phó Chánh Văn phòng Ban cơ yếu Chính phủ, Chủ tịch Hội CCB Hà Tĩnh, cho đến những ngày tháng cuối đời anh vẫn luôn nêu cao trách nhiệm trong vai trò là Chủ tịch Hội Truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tỉnh Hà Tĩnh. Anh đã “nhẹ nhõm bước lên con tàu về sân ga cuối cùng của cuộc đời” vào lúc 7h15 ngày 22/9/2021, hưởng thọ 94 tuổi.

Từ một chiến sỹ liên lạc thuộc Chi đội Phan Đình Phùng (tháng 11/1945) khi mới ở tuổi 17, anh đã cùng đồng đội của Trung đoàn 103 Hà Tĩnh dọc ngang chiến đấu với giặc Pháp trên mặt trận Bình Trị Thiên, bảo vệ an toàn cho căn cứ hậu phương kháng chiến.

Trong suốt những năm tháng chống Mỹ, anh cũng là một chiến sỹ mưu trí, gan dạ, dũng cảm. Nhờ lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng, anh liên tục được quân đội giao nhiều vị trí quan trọng của Trung đoàn 103, Trường Cơ yếu kỹ thuật mật mã Bộ Tổng tham mưu, Cơ yếu Quân khu 4, rồi mặt trận B5, Phó phòng, Trưởng phòng Cơ yếu Bộ Tham mưu Đoàn 559, Trưởng phòng Tham mưu, Trưởng phòng Khoa học quân sự, Cục Cơ yếu, Đại tá Phó Văn Phòng, Bí thư Đảng ủy Ban Cơ yếu Trung ương.

Cuối năm 1987, anh về hưu theo chế độ. Không chịu nghỉ ngơi, anh lại tích cực tham gia công tác ở địa phương như: Đảng ủy viên, Trưởng ban Thư ký HĐND phường Bắc Hà - TX Hà Tĩnh (tháng 11/1987 –tháng 10/1991); Chủ tịch Hội CCB tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh các khóa XII, XIII, XIV (tháng 11/1991 – tháng 6/2002), Ủy viên BCH Hội CCB Việt Nam (tháng 7/2002 - tháng 11/2002).

Những ngày nhận tin buồn về sự ra đi của anh, bạn bè lại thường nhắc đến những kỷ niệm về anh. Trong đó, câu chuyện anh lặn lội từ Quân khu Việt Bắc về quê lập gia đình với cô giáo Lê thị Thanh Đạm năm 1957 được nhiều người nhớ lại. Vượt qua mọi khó khăn gian khổ, họ đã cùng nắm tay nhau hơn 34 năm, cùng nuôi dạy 3 người con. Năm 1991, chị Lê Thị Thanh Đạm không may trọng bệnh, qua đời.

Ba mươi năm chị đi xa, anh vẫn ở vậy, dù bạn bè, người thân nhiều lần bàn với anh nên “đi bước nữa” cho đỡ vất vả, buồn phiền. Thậm chí, mấy chục năm qua, anh luôn để bức hình người bạn đời lên đầu giường ngủ của mình. Anh từng nói: “Cứ mỗi lần đi làm về, nhìn vợ trong ảnh mỉm cười, thấy đỡ trống trải, mọi mệt mỏi dường như tiêu tan”.

Thương nhớ Đại tá Trần Kỷ - người đảng viên kiên trung, mẫu mực

Đại tá Trần Kỷ (phải) cùng CCB Điện Văn Hà tại nhà riêng năm 2019. Ảnh tư liệu: Anh Hoài

Tình cờ, một lần lướt qua facebook của anh, tôi đọc được dòng chữ: “Gửi vợ dưới suối vàng, nhân ngày 8/3/2021” , kèm theo 4 câu thơ:

“Nửa bóng đi xa, cam phận bạc

Nửa hình ở lại, tấm lòng son

Nửa hồn thơ nhuốm màu ly biệt

Nửa trái tim buồn cạnh cháu con!”

Đọc đến đây, nước mắt tôi chực trào ra. Hình ảnh người CCB già, một đời xông pha trận mạc, ngồi mân mê tấm ảnh vợ, nghẹn ngào đọc lên những câu thơ thương nhớ đến xé lòng, cứ ám ảnh trong suy nghĩ của tôi suốt mấy hôm sau. Tôi càng hiểu vì sao anh ở vậy suốt 30 năm, chị mất vẫn quyết không đến với ai.

Hôm nay, đến tiễn đưa anh, ai cũng ngậm ngùi tiếc nuối và tự hào vì đã được quen biết anh. Đồng chí bí thư chi bộ tổ dân phố nơi anh sống, nói với tôi: Là đảng viên 70 năm tuổi Đảng, gần 20 năm nghỉ hưu, bác Kỷ vẫn tham gia đầy đủ các kỳ sinh hoạt của chi bộ, đảng bộ. Bác luôn gương mẫu trong mọi mặt, chấp hành nghiêm mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Sống chan hòa, trách nhiệm với cộng đồng dân cư.

Thương nhớ Đại tá Trần Kỷ - người đảng viên kiên trung, mẫu mực

Đại tá Trần Kỷ - Chủ tịch Hội Truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tỉnh Hà Tĩnh trao bằng khen Trung ương Hội cho các tập thể, cá nhân tại Lễ kỷ niệm 60 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn năm 2019. Ảnh tư liệu: Giang Nam

Điều văn do đồng chí Trần Hậu Tuấn, Ủy viên BTV, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy thay mặt ban lễ tang đã khái quát khá đầy đủ cuộc đời, công lao và sự nghiệp của Đại tá Trần Kỷ: “Lúc sinh thời, đồng chí là người đảng viên trung kiên, mẫu mực, luôn tận tụy với công việc, gương mẫu trong cuộc sống, chan hòa với bà con xóm giềng, thủy chung với vợ, thương yêu con, cháu. Quá trình công tác, đồng chí luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được đồng chí, bạn bè mến phục, quần chúng Nhân dân tin yêu, kính trọng.

Cả cuộc đời của đồng chí Trần Kỷ là sự nỗ lực cá nhân trong học tập, công tác, trong gian khổ của chiến tranh, không bao giờ lùi bước trước khó khăn, nguy hiểm, nhận về mình bao thiệt thòi, vất vả để vun đắp hạnh phúc cho gia đình, làm tốt nhiệm vụ của một người đảng viên. Đồng chí đã sống cuộc đời thanh bạch, giản dị, nhân từ, bao dung, xây dựng nền tảng đạo đức gia đình để làm gương cho con, cháu và mọi người....”

Cầu chúc anh thanh thản ở cõi vĩnh hằng, “nhẹ nhõm bước lên con tàu về sân ga cuối cùng” như câu anh thường nói với bạn bè, đồng đội, để được gặp lại người vợ yêu quý của mình.

Chủ đề QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Đọc thêm

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.