Mã độc botnet vẫn "rình rập" nhiều máy tính tại Việt Nam

Theo thống kê từ Cục An toàn thông tin, vẫn còn nhiều IP Việt Nam nằm trong mạng botnet quốc tế.

ma doc botnet van rinh rap nhieu may tinh tai viet nam

Cụ thể, theo thống kê từ Cục An toàn thông tin (ATTT) - Bộ TT&TT, trung tuần tháng 9 một số mạng botnet vẫn hoạt động khá mạnh tại Việt Nam. Cụ thể là hai mạng botnet Ramnit và mạng botnet Sality (hay còn gọi là Kuku).

Ramnit là mạng botnet có mục tiêu tấn công vào ngân hàng và các tổ chức tài chính, phát hiện lần đầu vào năm 2010. Mã độc của mạng botnet này là một sâu máy tính tấn công vào người dùng hệ điều hành Windows.

Theo ước tính vào tháng 9 đến tháng 12/2011 mã độc Ramnit đã lây nhiễm vào ít nhất 800.000 máy tính Windows, đến năm 2015 con số này lên đến trên 3 triệu máy tính. Tháng 12/2015 IBM đã phát hiện ra biến thể mới của Ramnit nhằm vào các ngân hàng ở Canada, Úc, Mỹ và Phần Lan. Năm 2016, mã độc này tiếp tục nhằm vào các ngân hàng ở Anh, Mỹ.

Theo Cục ATTT, từ 16 - 24/9, qua theo dõi, lượng IP tại Việt Nam nằm trong mạng botnet này vào khoảng 33.277.

Một mã độc botnet nữa là botnet Sality (còn gọi là hay KuKu) cũng đang hoạt động mạnh tại Việt Nam. Đây là tập hợp của nhiều loại vi-rút, trojan cùng hoạt động. Loại mã độc này tấn công vào các máy tính sử dụng hệ điều hành Windows, lần đầu tiên bị phát hiện vào 04/6/2003. Thời điểm đó mã độc Sality được tìm thấy là một mã độc lây nhiễm vào hệ thống qua các đoạn mã chèn vào đầu tập tin host để giúp mở cửa hậu và lấy trộm thông tin bàn phím. Đến năm 2010 xuất hiện biến thể Sality nguy hiểm hơn và trở thành một trong những dòng mã độc phức tạp và nguy hiểm nhất đối với an toàn của hệ thống.

Theo thống kê từ Cục ATTT, số lượng IP nằm trong mạng botnet Ramnit là 61.540.

Máy tính bị nhiễm mã độc sẽ trở thành một điểm trong mạng ngang hàng để tiếp tục phát tán mã độc sang các máy tính khác. Mạng botnet Sality chủ yếu để phát tán thư rác, tạo ra các proxy, ăn cắp thông tin cá nhân, lây nhiễm vào các máy chủ web để biến các máy chủ này thành máy chủ điều khiển của mạng botnet để tiếp tục mở rộng mạng botnet.

Theo ICTnews

Đọc thêm

Trải nghiệm nhẫn thông minh Galaxy Ring

Trải nghiệm nhẫn thông minh Galaxy Ring

Galaxy Ring của Samsung được đánh giá có phần cứng hoàn thiện nhưng tính năng hạn chế, cần mở rộng hệ sinh thái để thành sản phẩm tiên phong.
Làm thế nào để hạn chế rủi ro khi sử dụng Wi-Fi công cộng?

Làm thế nào để hạn chế rủi ro khi sử dụng Wi-Fi công cộng?

Với nhu cầu kết nối mạng mọi lúc mọi nơi, người dùng công nghệ có thói quen sử dụng Wi-Fi công cộng tại quán cà phê, sân bay hoặc xuyên suốt kỳ nghỉ lễ và chuyến đi công tác. Tuy nhiên, đi cùng với tiện ích thường có những rủi ro, vì đôi lúc, những kẻ lừa đảo sẽ tạo mạng Wi-Fi giả hoặc xâm phạm các mạng lưới hiện có.
Tin vui với người dùng iPhone sợ 'chai pin'

Tin vui với người dùng iPhone sợ 'chai pin'

Viên pin của iPhone 16 Pro Max sẽ được tăng mật độ năng lượng để không chỉ tăng hiệu suất cho mỗi lần sạc mà còn giúp người dùng và thợ thay thế dễ dàng hơn.
Cuộc chiến smartphone mới sắp bắt đầu

Cuộc chiến smartphone mới sắp bắt đầu

Cả Apple, Samsung và Google đều đang tận dụng AI để thổi luồng sinh khí mới vào các thiết bị di động của họ. Điều này sẽ giúp mở ra kỷ nguyên mới cho lĩnh vực smartphone.
Cách tăng tín hiệu smartphone khi sóng kém

Cách tăng tín hiệu smartphone khi sóng kém

Nếu sóng điện thoại chập chờn, yếu hoặc kết nối không liền mạch, người dùng có thể thực hiện một số cách để cải thiện, như tắt bật chế độ máy bay.
iPhone 16 Pro Max sẽ lớn hơn

iPhone 16 Pro Max sẽ lớn hơn

Dù viền màn hình mỏng, nâng cấp về pin và camera có thể khiến iPhone 16 Pro Max tăng kích thước so với thế hệ trước.
Indonesia cảnh báo sẽ chặn mạng xã hội X

Indonesia cảnh báo sẽ chặn mạng xã hội X

Ngày 14/6, Bộ trưởng Truyền thông Indonesia, Budi Arie Setiadi, cho biết nước này sẽ chặn mạng xã hội X nếu nền tảng này không tuân thủ quy định cấm nội dung người lớn.