Phó chủ tịch công ty viễn thông Rogers cho rằng Huawei đặt ra mối đe dọa lớn với an ninh Canada và cần bị cấm triển khai 5G tại đây.
"Ý tưởng về việc Huawei kiểm soát hoặc có khả năng kiểm soát hệ thống thông tin của chúng tôi ở Canada thật là điên rồ", Philip Lind, phó chủ tịch Rogers Communications cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg . "Tôi không nghĩ rằng nên cấp phép cho họ".
Đại diện nhà mạng Rogers kêu gọi chính phủ Canada cấm Huawei trong việc triển khai mạng 5G.
Lãnh đạo nhà mạng Rogers cho rằng các thiết bị viễn thông của Huawei có giá thành rẻ, tinh vi hơn so với các lựa chọn thay thế khác. Tuy nhiên, ông Philip Lind cho rằng Huawei có mối quan hệ chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc nên công ty này có thể làm theo lệnh của Trung Quốc.
Lind lập luận rằng vụ bắt giữ giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu tại Vancouver năm ngoái cho thấy sự quan tâm sâu sắc của chính phủ Trung Quốc tới Huawei thế nào. Trung Quốc đã có nhiều tuyên bố cứng rắn, hành động trả đũa sau khi Canada bắt bà Mạnh.
Huawei nhiều lần tuyên bố mình là một công ty độc lập và các công nghệ được sử dụng đảm bảo tính bảo mật. Công ty viễn thông Trung Quốc đã mời các bên nghi ngờ kiểm tra mạng cũng như các dòng lệnh trên sản phẩm của mình.
Canada vẫn đang cân nhắc về việc cấm Huawei triển khai mạng 5G tại đây, trước các thách thức an ninh tiềm ẩn. Thủ tướng Canada Justin Trudeau và phó tổng thống Mỹ Mike Pence dự kiến sẽ có cuộc thảo luận về Huawei trong một cuộc họp tại Ottawa tuần này.
Các nhà phân tích cho rằng một lệnh cấm Huawei trong triển khai mạng lõi 5G có thể làm tăng chi phí cho các nhà mạng. Rogers không sử dụng sản phẩm của Huawei khi triển khai 5G mà hợp tác với Ericsson AB. Trong khi đó Telus và BCE vẫn sử dụng sản phẩm của Huawei dù chưa quyết định nhà cung cấp thiết bị 5G.
Đầu năm nay, nhà mạng Telus đã lên tiếng bảo vệ công ty viễn thông Trung Quốc, nói rằng Huawei đem đến các sản phẩm tốt cho Canada và lệnh cấm có thể làm tăng chi phí cho mạng 5G cũng như làm chậm quá trình triển khai mạng thế hệ mới.
Ngoài Canada, Anh và New Zealand cũng xem xét trước các quyết định về Huawei, trong khi Australia đã ra lệnh cấm công ty triển khai 5G. Còn Mỹ coi Huawei là "rủi ro với an ninh quốc gia", ra lệnh cấm công ty Trung Quốc mua các bộ phận và linh kiện từ công ty Mỹ. Ngày 29/5, Huawei gửi kiến nghị yêu cầu tòa án coi lệnh cấm cơ quan chính phủ Mỹ mua thiết bị của tập đoàn này là vi hiến và cấm thực thi.
Kế hoạch hành động chiến lược triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW đưa ra mô hình quản trị hiện đại, đồng bộ, thống nhất trong điều hành, tổ chức, triển khai; cơ chế giám sát, đánh giá theo thời gian thực nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết.
Bất chấp những tuyên bố từ các tên tuổi hàng đầu, các nhà nghiên cứu cho rằng những lỗi cơ bản trong các mô hình suy luận khiến robot chưa thể vượt qua trí tuệ của con người.
Trước đây, để xóa lịch sử trò chuyện trên ChatGPT, bạn phải nhấn vào từng đoạn chat một cách thủ công, vừa mất thời gian lại tốn công sức nếu có nhiều cuộc trò chuyện.
Nhiều tính năng mới của trí tuệ nhân tạo của Apple hoạt động trên thiết bị hoặc đám mây bảo mật. Đây là lợi thế cạnh tranh so với các thiết bị Android.
Gần như toàn bộ iPhone sản xuất tại Ấn Độ đang được Foxconn xuất khẩu sang Mỹ, đánh dấu nỗ lực của Apple nhằm đối phó với thuế quan cao mà ông Trump áp đặt lên hàng hóa Trung Quốc.
Apple Intelligence sẽ hỗ trợ tiếng Việt vào cuối năm, thêm tính năng dịch trực tiếp, nhận dạng hình ảnh để tìm kiếm hoặc lấy thông tin, tạo hình với ChatGPT.
Tạo nhạc bằng AI đang là xu hướng, giúp bạn sáng tác dễ dàng mà không cần kỹ năng chuyên sâu. Dưới đây là hướng dẫn tạo nhạc nhanh trên máy tính nhanh.
Khoảng 2 tuần trở lại đây, nhiều người phản ánh rằng họ thường xuyên nhận được những cuộc gọi giả mạo shipper với mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Sự kết hợp giữa OpenAI, cha đẻ ChatGPT và bậc thầy thiết kế Jony Ive trong việc tạo ra một thế hệ thiết bị AI mới khiến cách tiếp cận của Apple bị đặt dấu hỏi.
Ghi âm trên MacBook giúp các bạn dễ dàng lưu lại những âm thanh từ hội thoại hoặc bài giảng hay nội dung quan trọng, hỗ trợ công việc và học tập hiệu quả.
Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa đấu giá thành công quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối tần B2 – B2’ của băng tần 700MHz trong vòng 15 năm tới.