Một tỉnh Indonesia tính chặt đầu tử tù để răn đe

Trong khi nhiều nước đã bỏ án tử hình hoặc chỉ áp dụng hình thức tử hình nhân đạo, một tỉnh ở Indonesia đang xem xét dùng hình phạt chặt đầu nhằm trấn áp khả năng phạm tội.

mot tinh indonesia tinh chat dau tu tu de ran de

Người dân tỉnh Aceh (Indonesia) xem bà Tjia Nyuk Hwa, 45 tuổi, một người theo đạo Cơ đốc, bị đánh bằng roi công khai ngày 27-2-2018 vì vi phạm luật Hồi giáo Sharia khắt khe khi chơi một trò chơi giải trí của trẻ em - Ảnh: AFP

Hãng tin AP ngày 14-3 dẫn nguồn tin từ một quan chức Indonesia cho biết chính quyền tỉnh Aceh đang xem xét tử hình các phạm nhân phạm tội giết người bằng hình thức chặt đầu. Đây là một tỉnh bán tự trị nằm ở rìa phía bắc đảo Sumatra, miền tây Indonesia.

Ông Syukri M Yusuf, người đứng đầu Văn phòng nhân quyền và luật Sharia của tỉnh Aceh, cho hay chính quyền tỉnh này đã yêu cầu cơ quan của ông nghiên cứu hình phạt chặt đầu theo luật người Hồi giáo và lấy ý kiến người dân.

"Chặt đầu phù hợp hơn với luật Hồi giáo và sẽ có tác dụng ngăn chặn (các vụ giết người). Một hình phạt khắt khe được thực hiện sẽ cứu giúp mọi người. Chúng tôi sẽ bắt đầu soạn thảo luật khi nghiên cứu của chúng tôi hoàn tất" - ông Yusuf cho biết kỹ thêm.

Aceh là tỉnh duy nhất ở Indonesia áp dụng luật Hồi giáo gốc Sharia. Đây được xem là một sự cho phép mang tính nhượng bộ của chính quyền trung ương hồi năm 2005 nhằm kết thúc cuộc chiến đòi ly khai nhiều thập niên.

Việc thi hành luật này ngày càng trở nên hà khắc và hiện có khả năng sẽ áp dụng đối với những người không theo đạo Hồi ở tỉnh này.

Năm ngoái, lần đầu tiên tỉnh Aceh dùng hình thức đánh roi để xử một cặp đồng tính nam sau khi hai người này bị lực lượng dân phòng phát hiện quan hệ với nhau trong phòng và bàn giao cho cảnh sát tôn giáo.

Ông Yusuf tin rằng nếu luật Sharia được áp dụng nhất quán, các vụ phạm tội như giết người sẽ giảm đáng kể và thậm chí không còn.

Quan chức Indonesia nói rằng hình phạt đang được áp dụng để xử những kẻ giết người ở Indonesia là "khá nhẹ" và họ có thể tái phạm sau khi được thả tự do. Vị này chỉ ra rằng Saudi Arabia là một nước cũng đang áp dụng hình thức chặt đầu để xử tội giết người.

Indonesia hiện sử dụng hình thức xử bắn đối với các tội như giết người và buôn ma túy. Vụ tử hình gần nhất là vào tháng 7-2016 khi ba công dân Nigeria và một người Indonesia phạm tội buôn ma túy bị xử bắn ở nhà tù trên đảo Nusa Kambangan.

Theo tuoitre.vn

Đọc thêm

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Tân Hoa xã dẫn báo cáo của Ban Thông tin của Hội đồng Hành chính nhà nước Myanmar cho biết, ít nhất 144 người đã thiệt mạng và 732 người bị thương trong trận động đất có độ lớn 7,7 xảy ra vào ngày 28/3 tại nước này.
Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Tổ chức phi lợi nhuận Oceana công bố kết quả gây sốc của một phân tích cho thấy, đến năm 2030, các sản phẩm của Coca-Cola sẽ tạo ra khoảng 602.000 tấn rác nhựa mỗi năm thải ra các đại dương và hệ thống đường thủy thế giới. Lượng nhựa này đủ để lấp đầy dạ dày của 18 triệu con cá voi.