Mưa dầm, khoai xéo, cá khô...

(Baohatinh.vn) - Đôi khi, nhớ quá thời bé dại, lục tìm ký ức xưa, tôi gặp lại hình ảnh của mẹ, của chính tôi cùng những món ăn thuở cơ hàn ngày đông giá mà dậy lên niềm thương nhớ vô bờ...

Mẹ tôi thường nói vui, đó là “đặc sản” mùa đông của quê mình đó con ạ. Và tôi cũng không thể đếm nổi mình đã đi qua biết bao mùa đông ấu thơ từ lạ lẫm rồi thân thuộc với những thức mùi ấy trong bữa cơm của mẹ. Cho đến tận bây giờ, mỗi khi nghĩ về, vẫn hằn nguyên một miền nhớ khôn nguôi.

Mưa dầm, khoai xéo, cá khô...

Từ những nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm, khoai xéo đã trở thành món ăn dân dã, quen thuộc trong đời sống người dân.

Tôi còn nhớ rất rõ, hằng năm, cứ vào độ tháng 10 âm lịch, trời bắt đầu mưa nhiều, cứ thế dầm dề suốt mùa đông. Cũng là mùa biển động nên người ta ít giong thuyền đánh cá. Họa hoằn lắm mới có vài buổi chợ nhưng giá cả thức ăn vô cùng đắt đỏ. Chính vì nắm được “quy luật diễn biến” đó, mẹ tôi thường chuẩn bị thực phẩm dự trữ cho mùa đông từ rất sớm.

Từ mùa hè, mẹ tranh thủ mua khoai lang khi người ta vừa dỡ từ ruộng về, chọn ngày nắng đẹp cắt khoai phơi phóng đến ba, bốn con nắng cho đủ độ giòn, lại chống được mối mọt trước khi bỏ vào chum để cất trữ.

Ngày thường, chum khoai nằm im lìm một góc bếp, chẳng mấy khi được để ý. Cho đến những ngày mưa phùn, gió bấc thì chum khoai mới thực sự phát huy giá trị. Thời buổi “gạo châu, củi quế” nên để dằn thêm cái bụng tuổi ăn tuổi lớn của đám trẻ, mỗi khi nồi cơm chín tới, mẹ thường bỏ thêm một nhúm khoai hấp cùng. Tất nhiên, khoai thường phần bố mẹ, cơm trắng nhường cho con. Nhưng thường nhật hơn là cách làm khoai xéo của mẹ cho mấy đứa trẻ ăn sáng đi học hoặc ăn vào bữa lỡ khi hai bữa chính thường ít khi được no.

Mưa dầm, khoai xéo, cá khô...

Từ cách dùng đũa cả đánh chéo tay khi chế biến món ăn này mà người ta quen gọi bằng cái tên rất đỗi bình dân là khoai xéo.

Nấu khoai, mẹ thường thêm đậu đen hoặc ít lạc nhân, đường mía cho nồi khoai đẫy vị hơn. Khi khoai chín nhừ thì dùng đũa cả đánh qua đánh lại cho đến khi hỗn hợp ấy hòa quyện thật nhuyễn là có thể nhấc xuống ăn được. Có lẽ từ cái cách dùng đũa cả đánh chéo tay khi chế biến món ăn này mà người ta quen gọi bằng cái tên rất đỗi bình dân là khoai xéo.

Cá nục, cá trích cũng được mẹ mua vào đúng vụ cá từ đầu mùa hè nên giá khá rẻ. Tiếp tục các công đoạn làm sạch, phơi thật khô nhưng quy trình cất trữ cầu kỳ và cẩn thận hơn để tránh gián, chuột và ẩm mốc. Mỗi khi chế biến, những con cá khô thường được ngâm vào nước vo gạo để làm mềm và sạch hết bụi bẩn. Cho vào chảo một ít mỡ lợn cùng hỗn hợp tỏi, ớt, nước mắm ngon để rim cá; bữa nào “sang” hơn thì có thêm thịt ba chỉ xắt hạt lựu nấu cùng.

Mưa dầm, khoai xéo, cá khô...

Món cá khô rim đưa cơm vô cùng, đặc biệt là trong những ngày trời mưa lạnh. Ảnh: internet.

Mùa mưa nên rau dại vườn nhà sinh trưởng rất nhanh, hái thêm một nắm tập tàng đem luộc, chấm với thứ nước sền sệt của nồi cá rim. Khỏi phải nói, mấy đứa con háu đói thèm thuồng như thế nào khi mâm cơm và nồi cá khô rim mặn ngọt được bày ra. Giữa tiết trời đông rét, tôi dám chắc chẳng có món ăn nào vừa bắt cơm lại tiện giản và tiết kiệm như thế.

Nhớ những mùa lụt, cả nhà dắt díu nhau đi tránh trú, mẹ vẫn không quên mang theo “của để dành” của mùa mưa như một nhu yếu phẩm tất yếu để cả nhà đi qua những ngày gian khó.

Thương sao những mùa đông ấu thơ đã đi qua đời tôi ấm nồng và yêu thương. Ngày nay, bữa ăn thường nhật đã vơi đi bao lo nghĩ, thậm chí còn ê hề món nọ thức kia. Đôi khi, nhớ quá thời bé dại, lục tìm ký ức xưa, tôi gặp lại hình ảnh của mẹ, của chính tôi cùng những món ăn thuở cơ hàn ngày đông giá mà dậy lên niềm thương nhớ vô bờ...

Đọc thêm

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...
Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Mùa hè mang theo bao điều kỳ diệu trong khu vườn nhỏ của tuổi thơ. Nếu quan sát kỹ ta sẽ thấy sự biến chuyển của muôn loài, và sẽ thấy khu vườn tuổi thơ không chỉ có cây xanh và hoa trái, mà còn là nơi chắp cánh cho những ước mơ đầu đời được bay xa.
Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Không còn là những lời ru xưa vang vọng trong ký ức, những lớp học dân ca của CLB Dân ca ví, giặm trẻ Hà Tĩnh đã được “làm mới” và trở thành sân chơi sáng tạo, giúp các em nhỏ thêm tự tin, gắn kết và yêu văn hóa truyền thống.
Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Từ mái ấm cô nhi viện đến lễ đường nơi Xóm Cồn, hành trình của Tuấn và Duyên là minh chứng cho một tình yêu đủ sâu để vượt qua nghịch cảnh, dù chỉ trong khoảnh khắc cuối cùng...
Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Mỗi người đều có một nơi để trở về, một ký ức để gìn giữ. Và, với nhiều người, đó chính là hình ảnh ngôi nhà xưa với những yêu thương đong đầy trong từng khoảnh khắc đời thường.