Mùa gió biếc

(Baohatinh.vn) - Mùa hạ là thời khắc mà trong những cơn gió cũng đượm màu ký ức. Bởi thế, tôi thường gọi hạ là mùa gió biếc, mùa của những nhớ thương quay về.

Mùa gió biếc

Tôi thường gọi mùa hạ là mùa gió biếc, mùa của những nhớ thương quay về. Ảnh: Ánh Dương

Trong những luồng gió biếc, ký ức cứ lần lượt trở về. Khoảng trời thơ bé với những trò chơi trốn tìm, những buổi ra đồng chăn trâu, cắt cỏ, những trưa hè chang chang nắng đi bắt cua đồng. Nhớ nhất là những buổi chiều mê say thả diều cùng lũ bạn bởi ở đó ghi dấu những hồn nhiên thơ trẻ, bởi ở đó cũng nẩy mầm những khát vọng tương lai. Miền ký ức ấy có thể dập dờn nhớ, quên trong bận rộn mưu sinh nhưng nó vẫn ở đó, chỉ đợi mùa gió biếc là lại thức dậy để hòa thanh trong bản nhạc đầy da diết của lòng tôi.

Còn nhớ, cái thời bé tí, mê say nhìn các anh chặt tre uốn khung diều, xé giấy báo cũ, cắt thật tỉ mỉ, rồi xúc trộm cơm mà mẹ đang ủ than đợi chín để có nguyên liệu dán diều. Khi những con diều hoàn thành cũng là lúc trời chiều buông gió. Lũ trẻ chúng tôi được rong chơi trên đồng cỏ, gửi hồn mình theo những cánh diều no gió lang thang trên bầu trời. Trò chơi hồn nhiên ấy đã thành nét văn hóa đẹp nhất trong ký ức hồn nhiên của bao đứa trẻ thôn quê chúng tôi.

Mùa gió biếc

Tuổi thơ tôi đã bao lần thả hồn mình theo những cánh diều giấy giản dị tự làm...

Còn nhớ câu chuyện cái lần cả đám đang thi thố xem diều đứa nào bay cao nhất. Thằng Tủn, đứa được xem ra dáng “lính tráng” nhất cái hội còm nhom bọn tôi. Diều của nó cũng y chang chủ, dây thả lúc nào cũng “hết ga, hết số” và nó lúc nào cũng tỏ ra đắc chí với vị trí dẫn đầu. Có lần, không may, gặp gió chướng, diều bay cao tít, chao đảo, chúi đầu nguầy nguậy rồi nằm mắc kẹt trên ngọn cây dừa nhà ông Năm. Cả lũ thu diều, chạy cùng nó đi nhặt cái “phi cơ giấy” đang mắc kẹt nằm chờ được giải cứu. Thế rồi, tiếng mẹ gọi về ăn cơm đã kết thúc buổi chiều “đen đủi” ấy. Thằng Tũn cũng đành ngậm ngùi mất con diều giấy đó nhưng kể từ đó, nó thả diều với thái độ dễ chịu hơn, hòa đồng hơn với chúng tôi.

Mùa gió biếc

Bây giờ nhìn cha tôi lại cần mẫn ngồi vót tre làm diều cho lũ cháu là bao nhiêu thương nhớ lại quay về

Có những câu chuyện dù đã trôi qua hàng chục năm, trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, vẫn nằm trong góc nhỏ nào đó của trái tim, lại dậy lên vào mỗi mùa gió biếc. Tôi đã đi xa rồi trở về bên khung trời thuở nhỏ. Trời hạ vẫn rất trong veo và mỗi buổi chiều vẫn chao nghiêng muôn cánh diều thơ trẻ. Mảnh đất này, bao người đến rồi đi, nương náu rồi chia xa, chỉ mùa gió biếc vẫn dạt dào hoài niệm.

Chiều nay, giữa không gian đồng quê quạnh quẽ, lặng ngắm những cánh diều no gió, tôi lại chợt giật mình thảng thốt - Một mùa gió biếc nữa sắp qua!

Chủ đề Nghệ thuật dân gian

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.