Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Tuần Văn hóa Nguyễn Du năm 2023 nhằm lan tỏa những giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều, đồng thời là dịp để huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) quảng bá hình ảnh con người, văn hóa địa phương đến du khách.
Dù có lúc thăng lúc trầm nhưng những người phụ nữ trong CLB Trò Kiều xã Xuân Liên (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) vẫn xem việc biểu diễn trò Kiều như một món ăn tinh thần nuôi dưỡng tâm hồn và họ luôn tâm huyết trao truyền cho thế hệ sau.
Gia đình ông Trần Văn Hoàng ở xã Yên Hồ (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) là gia đình điển hình trao truyền dân ca ví, giặm tại địa phương. Gia đình ông trở thành niềm cảm hứng, lan tỏa nét đẹp dân ca ví, giặm cho thế hệ trẻ.
Hà Tĩnh là địa phương có nhiều di sản văn hóa phi vật thể, tuy nhiên, công tác bảo tồn chưa tương xứng. Dưới đây là một số ý kiến của ngành chức năng, người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa và nghệ nhân nhằm góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản.
Những ngày cuối năm, khi làn điệu dân ca vang lên tha thiết trên hệ thống truyền thanh công cộng, tôi lại nhớ lời dặn của Bác Hồ: “Rằng muốn yêu Tổ quốc mình, càng yêu tha thiết những khúc hát dân ca”. Có lẽ, bởi vì tình yêu ấy mà mỗi ngày, nhiều nghệ nhân, nghệ sỹ Hà Tĩnh vẫn lặng lẽ nỗ lực gìn giữ, trao truyền những giá trị văn hóa của quê hương.
2019 là một năm đầy dấu ấn đối với nghệ nhân dân gian Trần Khánh Cẩm khi ông được phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân. Đó là thành quả của hơn 70 năm cống hiến cho hành trình bảo tồn, phát huy các giá trị di sản dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh. Nhân dịp đầu xuân Canh Tý, hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của ông.
Đọc thuộc và biểu cảm 7 đoạn với gần 350 câu Truyện Kiều, Võ Hà Linh (học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã vượt qua gần 30 thí sinh, thuyết phục giành giải nhất cuộc thi “Bạn đọc thuộc Truyện Kiều” năm 2019 dành cho bậc tiểu học.
Năm nay tuổi đã tròn 90, mắt mờ, chân chậm, nhưng khi nhắc đến những câu hát trong điệu giặm “Xay lúa”, cụ bà Trần Thị Tuấn (SN 1930, thôn Hợp Tiến, xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn say sưa cất lời như thời còn trẻ.
Trân trọng và đam mê với trò Kiều, 3 cụ ông Hồ Xuân Mạnh (80 tuổi),Trần Đức Công (70 tuổi), Hồ Sỹ Quả (61 tuổi) ở xã Hồng Lộc (huyện Lộc Hà - Hà Tĩnh) đang bền bỉ trao truyền lại cho thế hệ sau loại hình diễn xướng dân gian đặc biệt này.
Là cán bộ công tác trong ngành đường sắt về hưu nhưng ông Nguyễn Văn Tam (70 tuổi, thị trấn Đức Thọ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) lại mang nặng duyên nợ với dân ca ví, giặm. Ông đã sưu tầm, sáng tác hàng trăm làn điệu dân ca và trao truyền cho thế hệ trẻ.
Tối 9/10, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) tổ chức lễ ra mắt CLB Trò Kiều xã Hồng Lộc. Đây là CLB đầu tiên thực hiện hình thức diễn xướng độc đáo này được thành lập trên địa bàn huyện.