Những cụ ông "thắp lửa” trò Kiều ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Trân trọng và đam mê với trò Kiều, 3 cụ ông Hồ Xuân Mạnh (80 tuổi),Trần Đức Công (70 tuổi), Hồ Sỹ Quả (61 tuổi) ở xã Hồng Lộc (huyện Lộc Hà - Hà Tĩnh) đang bền bỉ trao truyền lại cho thế hệ sau loại hình diễn xướng dân gian đặc biệt này.

Những cụ ông thắp lửa” trò Kiều ở Hà Tĩnh

CLB Trò Kiều xã Hồng Lộc tập luyện các vở cho buổi diễn phục vụ bà con nhân dân.

Về xã Hồng Lộc vào những ngày đầu tháng 11, chúng tôi may mắn được gặp gỡ, trò chuyện với ông Hồ Sỹ Quả - Chủ nhiệm CLB Trò Kiều của xã. Ông say sưa kể về cuộc đời và cái duyên đến với trò Kiều của 3 thành viên lớn tuổi nhất trong CLB và niềm đam mê hát Kiều của người dân nơi đây.

Ông Quả cho biết: “Trò Kiều đã bắt đầu xuất hiện tại thôn Thượng Phú, xã Hồng Lộc vào những năm 1930, khi trong làng có người đi làm ăn tại xã Tiên Điền (Nghi Xuân) mang về diễn xướng lại. Qua những biến cố của lịch sử, môn nghệ thuật này dần bị mai một và lãng quên. Mãi đến năm 2013, với nguyện vọng của nhân dân, Ban Công tác Mặt trận thôn và Ban Văn hoá xã Hồng Lộc có chủ trương phục dựng lại trò Kiều”.

Những cụ ông thắp lửa” trò Kiều ở Hà Tĩnh

Các bậc tiền bối trong CLB Trò Kiều xã Hồng Lộc luôn có mặt để hướng dẫn cho các thành viên.

“Lúc đó, tôi cùng ông Hồ Xuân Mạnh, Trần Đức Công - những người đã được thế hệ trước đào tạo và trao truyền cho cách diễn trò Kiều đã ngày đêm tìm kiếm tư liệu, ghi chép lại các vở diễn, tập hợp diễn viên quần chúng làm “sống” lại môn nghệ thuật này” - ông Quả chia sẻ thêm.

Các ông phải cố gắng nhớ lại kí ức trong những lần “nhập vai” khi chỉ mới 15 - 17 tuổi rồi bàn luận, tham khảo thêm các cụ ông, cụ bà khác trong thôn để hoàn thiện kịch bản. Nhưng cái khó khăn nhất ở đây còn là tìm cho được người phù hợp với các nhân vật trong vở diễn.

Người diễn trò Kiều cần có quãng hơi dài, chất giọng ấm, cách chuyển lời phải “đủ” và khuôn mặt, điệu bộ cũng có “thần” thì mới “nên chuyện” và “có duyên” được. Trong khi diễn xướng, nhiều khi chỉ 1 từ không đạt là phải tập đi tập lại nhiều lần, có khi sửa cả tuần mới được đúng ý.

Những cụ ông thắp lửa” trò Kiều ở Hà Tĩnh

Trò Kiều được người dân mến mộ

Các ông đã đồng hành, bền bỉ tập luyện cùng dàn diễn viên không chuyên trong nhiều năm liền, vừa tham gia biểu diễn, vừa hướng dẫn để các vai diễn ngày càng “lên tay” hơn. Đặc biệt, người dân nơi đây rất say mê Kiều, hễ hôm nào có diễn hoặc buổi tập thì cả thôn đều nô nức kéo đến xem. Vì thế, các ông lại càng cảm thấy tự hào khi được lên diễn trên sân khấu, chứng kiến trò Kiều lan tỏa trong đời sống của nhân dân.

Những cụ ông thắp lửa” trò Kiều ở Hà Tĩnh

Nhiều bạn trẻ đã được đào tạo, đảm nhận được các vai diễn khó

Qua nhiều năm tìm kiếm, dày công phục dựng, CLB Trò Kiều xã Hồng Lộc đã được ra đời vào tháng 10 vừa qua với 23 thành viên, do ông Hồ Sỹ Quả làm chủ nhiệm.

Ông Trần Đức Công chia sẻ: “Đối với lớp trẻ thì cần dành nhiều thời gian và tâm huyết, lưu ý từ những cái nhỏ nhất thì mới điều chỉnh được cách diễn, cách hát theo lớp lang. Đến nay, ông Mạnh tuổi cao, sức yếu nên không thể tham gia thường xuyên, chỉ còn tôi và ông Quả vẫn tiếp tục đồng hành đi đến các thôn, xóm, tìm người có chung đam mê để truyền nghề, đưa vào hoạt động trong CLB".

Những cụ ông thắp lửa” trò Kiều ở Hà Tĩnh

Trò Kiều được sự ủng hộ của bà con nhân dân nên các nghệ nhân càng say sưa hơn trên sân khấu

Chủ đề Nghệ thuật dân gian

Đọc thêm

Thơm nức mũi món chả rươi Hà Tĩnh

Thơm nức mũi món chả rươi Hà Tĩnh

Chả rươi thơm ngậy, ngoài giòn, trong mềm là tinh túy của ẩm thực vùng đất ven bờ sông Lam. Đến mùa rươi, thưởng thức món đặc sản này mới cảm nhận được hết nét đẹp của văn hóa ẩm thực truyền thống của Hà Tĩnh.
Về sông Phủ thưởng thức đặc sản cua lông

Về sông Phủ thưởng thức đặc sản cua lông

Mô hình thí điểm nuôi cua lông tại phường Đại Nài (TP Hà Tĩnh) bước đầu mang tới nhiều triển vọng, vừa đem lại giá trị kinh tế cao vừa góp phần lan tỏa sản vật quê hương.
Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên”

Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên”

Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên” do Quang Hiếu sưu tầm và biên soạn; đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Thành Sen bát cảnh...

Thành Sen bát cảnh...

“Tỉnh thành bát cảnh” - 8 cảnh đẹp, công trình của Thành Sen xưa mang theo những giá trị văn hóa, tinh thần và cả niềm tự hào của người TP Hà Tĩnh qua các thế hệ.
Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Mang câu hò, điệu ví đến muôn phương

Mang câu hò, điệu ví đến muôn phương

Với niềm đam mê mãnh liệt làn điệu ví, giặm, người Hà Tĩnh muôn phương đã không ngừng lan tỏa loại hình nghệ thuật đặc sắc này tới bạn bè trên mọi miền Tổ quốc và bè bạn quốc tế.