Cụ ông Hà Tĩnh nặng lòng với dân ca ví, giặm

(Baohatinh.vn) - Là cán bộ công tác trong ngành đường sắt về hưu nhưng ông Nguyễn Văn Tam (70 tuổi, thị trấn Đức Thọ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) lại mang nặng duyên nợ với dân ca ví, giặm. Ông đã sưu tầm, sáng tác hàng trăm làn điệu dân ca và trao truyền cho thế hệ trẻ.

Video: Ông Nguyễn Văn Tam tập hát dân ca cùng con, cháu và thành viên câu lạc bộ

Từ thuở nhỏ, cậu bé Nguyễn Văn Tam đã được theo bà, theo mẹ hòa mình trong những câu hò, điệu ví bên dòng sông La. Cứ thế, tình yêu, niềm say với những khúc hát dân ca được nuôi dưỡng trong tâm hồn.

Tình yêu ấy như ăn sâu vào máu, bởi thế mà trong 33 năm công tác tại Công ty CP Đường sắt Quảng Bình, ông Tam luôn là cây văn nghệ của đơn vị. Mỗi dịp liên hoan, tổng kết, chương trình không thể vắng tiếng hát của ông với những làn điệu dân ca ví, giặm.

Cụ ông Hà Tĩnh nặng lòng với dân ca ví, giặm

“Gia tài” sưu tầm, sáng tác của ông Tam đã có gần 200 làn điệu dân ca ví, giặm

Nặng lòng với loại hình nghệ thuật này, suốt những năm qua, ông luôn sưu tầm các làn điệu cổ, học thêm nhiều làn điệu cải biên, sáng tác các làn điệu mới và cẩn thận ghi chép lại.

Đến nay, “gia tài” ghi chép dân ca của ông đã dày lên với gần 200 làn điệu đặc sắc. Trong số đó là nhiều khúc hát do ông sáng tác mới phù hợp với hơi thở cuộc sống đương đại như viết về nông thôn mới, sự đổi thay của quê hương…

Cụ ông Hà Tĩnh nặng lòng với dân ca ví, giặm

Các làn điệu hát dân ca được ông Tam ghi chép cẩn thận

Dù đã ở tuổi 70, ông vẫn không ngừng đọc sách, tìm hiểu, nghiên cứu về dân ca ví, giặm, về văn hóa, di sản, con người Hà Tĩnh để “bồi đắp” chất liệu sáng tác những làn điệu mới. Để có những sáng tác đi vào lòng người, nhiều đêm ông thức trắng để viết, bởi theo ông, đó là khoảng thời gian thanh vắng và cho mình nhiều cảm hứng nhất.

“Khi viết, phải gieo vần cho đúng làn điệu. Viết xong rồi, tôi hát đi hát lại, chỗ nào có những từ không thích, không hay thì viết lại. Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh có âm điệu đặc sắc, gần gũi với đời sống của nhân dân lao động, mình phải dùng những ngôn từ mộc mạc, thân quen” – ông Tam bộc bạch.

Tiếng lành đồn xa, biết ông Tam thường sáng tác những khúc hát dân ca với các chủ đề, nhiều đơn vị, tổ chức từ huyện Hương Khê, Can Lộc,… đã tìm về ngôi nhà nhỏ của ông bên bờ đê La Giang để đặt hàng ông viết những làn điệu mới.

Cụ ông Hà Tĩnh nặng lòng với dân ca ví, giặm

Nghệ nhân Nguyễn Văn Tam thường xuyên đọc sách để có thêm chất liệu, sáng tác những làn điệu mới

Không chỉ say mê sáng tác, tình yêu với những điệu ví, câu hò luôn thôi thúc ông tiếp thêm ngọn lửa đam mê cho thế hệ trẻ, để khúc hát dân ca Nghệ Tĩnh ngày càng vang xa hơn.

Trong vai trò là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Dân ca ví, giặm thị trấn Đức Thọ, đều đặn mỗi tháng một lần, ông tập hợp các thành viên để gặp gỡ, sinh hoạt, cùng nhau tập luyện các làn điệu. Dưới sự dìu dắt của ông từ khi mới thành lập, đến nay, câu lạc bộ đã giành nhiều giải thưởng ở các cuộc thi dân ca ví, giặm.

Trong căn nhà nhỏ của ông, cứ mỗi dịp cuối tuần, tiếng hát lại vang lên, bởi đó là khi con cháu quây quần bên nhau, cùng xướng những làn điệu mới của ông.

Cụ ông Hà Tĩnh nặng lòng với dân ca ví, giặm

Cuối tuần là dịp các thành viên trong gia đình ông sum vầy bên nhau để tập hát những làn điệu dân ca.

Ông Tam chia sẻ: “Với các cháu nhỏ, khi được nghe những câu hát, được thấy cả gia đình cùng nhau tập hát sẽ dần hình thành, nuôi dưỡng tình yêu dân ca ví, giặm này trong tâm hồn các cháu. Điều tôi mong muốn nhất là sau này, thế hệ trẻ vẫn say mê và tiếp tục phát huy lối hát này”.

Với tình yêu dành cho loại hình nghệ thuật này nên khi dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2014, ông luôn cảm thấy rất vinh dự và tự hào về điệu hát quê hương.

Tháng 7/2019, ông vinh dự được công nhận là nghệ nhân dân gian với những đóng góp tích cực trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể này.

Chủ đề Nghệ thuật dân gian

Đọc thêm

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Ông quê ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, lập được nhiều công trạng. Ông phụng sự trong 3 triều vua Lê (Lê Thế Tông, Lê Kính Tông và Lê Thần Tông) và 2 đời chúa là Trịnh Tùng, Trịnh Tráng.
Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Với 28 năm bền bỉ gắn bó với công tác hội, chị Trần Thị Khuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) luôn là người "dẫn đường" cho phong trào của chị em ở địa phương ngày càng phát triển.
Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Lễ khởi công phục dựng đền Nhà Ông ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn – Hà Tĩnh) nhằm tri ân bậc tiền nhân có công lao với quê hương và người dân trong vùng.
Gìn giữ nếp nhà

Gìn giữ nếp nhà

“Nước có quốc pháp, nhà có gia phong” - câu thành ngữ về nếp nhà ấy đang được mỗi gia đình người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng giữ gìn, phát huy, kiến tạo tổ ấm hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng.
Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Anh Hoàng Xuân Quý - Quản đốc Phân xưởng cơ điện của Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải (Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Hà Tĩnh) đã có nhiều ý tưởng sáng tạo góp phần làm lợi cho đơn vị hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Tại Hà Tĩnh, ngày càng nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã xuất hiện và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng bằng những việc làm thiết thực nhất.
Phố trong lòng sông...

Phố trong lòng sông...

Tôi vẫn thường nghĩ về sự ưu ái của thiên nhiên khi trong những biến đổi địa chất đã để lại cho thành phố Hà Tĩnh địa hình ba mặt sông bao quanh...
Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Dù không phải là lễ trọng như tết Nguyên đán nhưng từ lâu, tết Đoan ngọ (mồng 5/5 âm lịch) vẫn là nét văn hóa truyền thống được nhiều người dân Hà Tĩnh gìn giữ, phát huy.