Mùa thị chín

(Baohatinh.vn) - Mùa thu, mùa các loại quả đã bắt đầu chín. Tôi nhớ một lần con gái hỏi: “Quả thị nó như thế nào hả bố?”. Ấy là khi nó vừa đọc xong quyển truyện tranh “Tấm Cám” mà tôi mới mua về.

Tôi cố gắng tả, giúp con hình dung ra quả thị ở từng giai đoạn như khi đang xanh rồi khi đã chín và tỏa ra mùi thơm mà ai cũng thích. Nghe tôi kể, con bé hớn hở lắm: “Hôm nào bố mua cho con quả thị”. “Được, hôm nào bố sẽ mua cho con một quả thị chín để ngửi, khi nào không ngửi thì ăn cũng được”. Vợ tôi chen lời: “Thị không ăn được đâu, chỉ để ngửi thôi”.

mua thi chin

Ảnh minh họa từ internet

Tôi kể chuyện, khi còn nhỏ, tôi và nhiều đứa bạn ở làng quê thường hay chơi quả thị, nhưng khi đã chín mà bụng đang đói thì cũng chén luôn. Chuyện ăn thị có khi cười chảy nước mắt. Thằng Sơn ăn thị không may nuốt cả hạt vào bụng, bọn tôi dọa “sẽ mọc cây trong bụng” làm nó phát hoảng; rồi chuyện con Thư ăn thị vứt vỏ ra nhà, bố nó giẫm phải trượt ngã, Thư bị một trận đòn.

Không ngờ câu chuyện về quả thị ở nhà tôi lúc nào cũng sôi nổi. Vợ tôi còn dặn con gái về cách đan cái giỏ bằng sợi, khi nào bố mua được quả thị thì bỏ vào đó và mang đi chơi. Thỉnh thoảng con gái lại hỏi: “Sao bố chưa mua quả thị cho con, con nhớ lời bà cụ trong truyện Tấm Cám rồi, bà bảo: Thị ơi! Thị rơi bị bà, bà để bà ngửi chứ bà không ăn”.

Hiểu lòng con, tôi quyết định đi tìm mua quả thị. Tôi biết mùa thị đã đến. Chắc ở các cánh rừng hay vùng trung du chưa thể hết thị được. Đi đến chợ trung tâm thành phố, vào mấy quầy hàng bán hoa quả, tôi hỏi dò xem có quầy nào bán thị không? Cô bán hàng có bộ tóc ngắn nhuộm vàng hoe nhìn tôi như một người xa lạ: “Bây giờ, anh cần mua nho Mỹ; xoài, măng cụt Thái Lan; lê, mận Trung Quốc… thứ gì cũng có, chứ hỏi mua quả thị là đánh đố cánh bán hàng chúng tôi rồi?”. Thương con gái, tôi không nản lòng. Tôi đến các chợ cóc ở các phố nhỏ, kể cả những người bán rong ở bến xe liên tỉnh. Biết tôi hỏi chuyện mua thị, một bà cụ vui vẻ nói: “Chú ạ! Ngày trước, làng tôi có hàng chục nhà trồng cây thị, cây chay, cây nụ quân…, nhưng giờ họ chặt cả rồi, thị rẻ lắm”.

Thế là mùa thị chín, mùa thị qua đi mà tôi chưa mua cho con gái được quả nào như đã hứa. Một hôm sau đêm rằm Trung thu, con lại hỏi: “Không còn quả thị, có còn cô Tấm không hả bố?”. Tôi ngậm ngùi: “Vẫn còn cô Tấm con ạ!”.

(Hoằng Hóa - Thanh Hóa)

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Kho từ vựng của gen Z đang mang đến làn sóng sáng tạo mới trong ngôn ngữ, tạo dấu ấn, phong cách của người trẻ trong giao tiếp nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lệch chuẩn nếu lạm dụng.
Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương (dân ca K’Ho Lạch) do Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Ngày 11/12 tại TP Hồ Chí Minh, Liên chi hội Bánh Việt Nam (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) và Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam - The Vietnam Bakery Cup 2024 (VNBC), thu hút gần 500 đầu bếp trong và ngoài nước tham gia.
Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá của tác giả Y Soái (phát triển dân ca K’Ho Lạch), do đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Đèo Gió có bao nhiêu là gió, sao không thể cuốn hết chuyện cũ đi để mỗi lần nhìn vào mắt chồng, Hạnh lại thấy mình rơi tõm vào cái hố buồn sâu hun hút...
Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Gió mùa về phố rồi tan vào mặt hồ, vào những con đường xa tít tắp để cả mùa đông ta cứ bâng khuâng tha thiết nhớ, một ký ức mang tên gió mùa…
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay gừng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh
Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Trên sông mưa

Podcast truyện ngắn: Trên sông mưa

Đêm đó, sân đình vang rộn ràng, người người kéo về đi xem hát. Khách ngồi vào giữa những hàng ghế trước sân khấu nhìn quanh. Không thấy bà hàng nước, chỉ thấy một đám trẻ vội vàng kéo nhau vào chật sân đình. Khách nghe họ bảo nhau: “Đêm nay, cô Hiền lên hát đấy”!