Nắng nóng trên toàn cầu làm tăng giá lương thực và lạm phát

Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), sự nóng lên toàn cầu và các đợt nắng nóng dự kiến sẽ làm tăng giá lương thực và lạm phát trên toàn thế giới trong tương lai.

Gạo được bán tại một cửa hàng ở Jakarta, Indonesia. Ảnh: AFP/ TTXVN
Gạo được bán tại một cửa hàng ở Jakarta, Indonesia. Ảnh: AFP/ TTXVN

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Communications Earth and Environment ngày 22/3, nhấn mạnh tác động sẽ khác nhau nhưng sẽ xảy ra ở khắp mọi nơi, đặc biệt là tại các nước đang phát triển.

Các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam (PIK) và ECB đã dựa trên dữ liệu lịch sử về giá cả và thời tiết từ 121 quốc gia từ năm 1996 - 2021. Họ phát hiện rằng nhiệt độ tăng do biến đổi khí hậu được sẽ khiến chi phí lương thực trên toàn thế giới tăng từ 1,49 - 1,79 điểm phần trăm mỗi năm từ nay đến năm 2035. Tương tự, ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu và nhiệt độ cực đoan trong tương lai đối với lạm phát chung sẽ là từ 0,76 - 0,91 điểm phần trăm trong trường hợp tốt nhất và xấu nhất.

Phát biểu với báo giới, một trong những tác giả của báo cáo từ PIK, ông Maximilian Kotz cho biết: “Chúng tôi tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ này cho thấy nhiệt độ cao hơn, đặc biệt là vào mùa Hè hoặc ở những nơi nóng bức, khiến giá cả tăng chủ yếu do lạm phát thực phẩm, cũng như lạm phát tổng thể”.

Theo ông Kotz, tác động của sự nóng lên toàn cầu đến giá lương thực và lạm phát trong tương lai rõ nhất ở "các khu vực vốn đã nóng hơn", đặc biệt là các khu vực nghèo và đang phát triển trên thế giới.

Nghiên cứu cho thấy châu Phi và Nam Mỹ sẽ là những lục địa bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tuy nhiên, bán cầu Bắc sẽ không tránh khỏi mức giá cao hơn do khí hậu khắc nghiệt. Ông Kotz cho biết: “Ở Bắc bán cầu, tác động sẽ chủ yếu vào mùa Hè, trong khi ở những nơi khác, tác động sẽ lan rộng hơn trong suốt cả năm”.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không thấy hiện tượng nóng lên toàn cầu có tác động đáng kể đến các chi phí khác của hộ gia đình, ngoại trừ giá điện. Theo ông Kotz, điều này khớp với các nghiên cứu khác chứng minh mức độ nhạy cảm đặc biệt của nông nghiệp trước các cú sốc khí hậu.

baotintuc.vn

Đọc thêm

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Tân Hoa xã dẫn báo cáo của Ban Thông tin của Hội đồng Hành chính nhà nước Myanmar cho biết, ít nhất 144 người đã thiệt mạng và 732 người bị thương trong trận động đất có độ lớn 7,7 xảy ra vào ngày 28/3 tại nước này.
Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Tổ chức phi lợi nhuận Oceana công bố kết quả gây sốc của một phân tích cho thấy, đến năm 2030, các sản phẩm của Coca-Cola sẽ tạo ra khoảng 602.000 tấn rác nhựa mỗi năm thải ra các đại dương và hệ thống đường thủy thế giới. Lượng nhựa này đủ để lấp đầy dạ dày của 18 triệu con cá voi.