NASA sẽ đưa thêm hai trực thăng tới sao Hỏa

Hai trực thăng có kích thước và khối lượng giống trực thăng Ingenuity sẽ hỗ trợ thu gom mẫu vật và đưa tới phương tiện vận chuyển để mang về Trái Đất.

NASA sẽ đưa thêm hai trực thăng tới sao Hỏa

Những phương tiện giúp đưa mẫu vật sao Hỏa về Trái Đất. Ảnh: NASA

Nhà chức trách NASA hôm 27/7 thông báo họ đang lên kế hoạch thiết kế lại nhiệm vụ đưa mẫu vật sao Hỏa trở về Trái Đất (MSR), bỏ qua một thiết kế trước đây gọi là “robot thu gom tự hành” của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), theo Space . Theo dự kiến, robot Perseverance của NASA sẽ vẫn hoạt động khi trạm đổ bộ NASA MSR hạ cánh trong năm 2031. Perseverance sẽ phụ trách mang mẫu vật mà cỗ máy thu thập tới phương tiện lên cao. Tuy nhiên, nếu thất bại, hai trực thăng giống trực tăng Ingenuity hạ cánh cùng với Perseverance vào năm ngoái sẽ trở thành phương án dự phòng để thu gom mẫu vật.

Các trực thăng sẽ tương tự Ingenuity về mặt kích thước và khối lượng, nhưng có hai khác biệt chủ chốt, theo Richard Cook, quản lý chương trình MSR của NASA. Phương tiện sẽ bao gồm càng đáp và bánh xe di động. Khả năng mới sẽ cho phép trực thăng di chuyển qua bề mặt sao Hỏa. Mỗi trực thăng có một cánh tay robot nhỏ giúp thu thập ống chứa mẫu vật mà robot Perseverance để lại.

Bộ đôi trực thăng sẽ đậu gần nơi đặt ống mẫu vật, thu gom và bay tới địa điểm gần phương tiện lên cao. Sau khi tiếp đất, trực thăng sẽ lăn bánh đến cạnh phương tiện và đặt mẫu vật trong tầm với của cánh tay vận chuyển do ESA chế tạo. Quyết định thiết kế lại nhiệm vụ có nghĩa không cần robot tự hành của ESA đáp xuống sao Hỏa trong tương lai gần, đồng thời hai cơ quan vũ trụ có thể hoàn thành mục tiêu đưa mẫu vật về Trái Đất theo phương pháp ít tốn kém và phức tạp hơn.

Các nhà chức trách vẫn đang soạn thảo kế hoạch MSR. Họ chưa ước tính chi phí nhưng xác định việc đưa một trạm đổ bộ tới sao Hỏa thay vì hai trạm sẽ có chi phí thấp hơn. Trực thăng có thể được giao quan sát khu vực xung quanh phương tiện lên cao hoặc quan sát tên lửa cất cánh từ hành tinh đỏ. Thiết kế mới sẽ dựa trên những phần cứng có thời gian hoạt động trên sao Hỏa lâu hơn dự kiến, theo Thomas Zurbuchen, phó giám đốc Ban chỉ đạo nhiệm vụ khoa học của NASA. Robot tự hành Curiosity sẽ kỷ niệm 10 năm hoạt động hôm 5/8, trong khi trực thăng Ingenuity đã bay tổng cộng 29 lần dù chỉ được thiết kế để bay 5 chuyến.

Nếu tất cả theo đúng kế hoạch, 30 mẫu vật sẽ được thu thập từ sao Hỏa năm 2031 và mang về Trái Đất năm 2033. Các nhà nghiên cứu sẽ phân tích trong phòng thí nghiệm để xác định mẫu vật có chứa dấu hiệu của vi khuẩn sống trên sao Hỏa hàng tỷ năm trước, khi nước còn chảy trên bề mặt hành tinh, hay không.

Theo An Khang/VNE

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.