Nga thử nghiệm tiêm trộn AstraZeneca và Sputnik V

Nga đồng ý phê duyệt thử nghiệm lâm sàng tiêm kết hợp vaccine nội địa Sputnik V với sản phẩm của AstraZeneca từ nay đến tháng 3/2022.

Nga thử nghiệm tiêm trộn AstraZeneca và Sputnik V

Các mẫu vaccine Covid-19 (từ trái qua phải) của Pfizer, AstraZeneca, Sputnik V và Moderna. Ảnh: Reuters.

Cơ quan đăng ký dược phẩm quốc gia Nga hôm 26/7 cho biết, 5 cơ sở y tế nước này sẽ tiến hành các cuộc thử nghiệm tiêm trộn vaccine AstraZeneca và Sputnik V, dự kiến kết thúc vào đầu tháng 3/2022.

Uỷ ban Đạo đức thuộc Bộ Y tế Nga hồi tháng 5 đình chỉ phê duyệt thử nghiệm tiêm trộn này vì cần thêm thông tin.

Vaccine AstraZeneca và Sputnik V đều có liệu trình tiêm hai liều, nhưng vaccine nội địa của Nga sử dụng hai loại vector virus khác nhau cho hai liều.

Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF), đơn vị thúc đẩy phát triển vaccine Sputnik V, rất hoan nghênh quyết định thử nghiệm tiêm trộn.

“RDIF cũng đang tiến hành các thử nghiệm lâm sàng để kết hợp phiên bản vaccine Covid-19 một liều của Sputnik V là Sputnik Light với vaccine từ các nhà sản xuất nước ngoài khác. Sputnik Light đặc biệt có thể được dùng tiêm trộn để tăng hiệu quả, kể cả khả năng chống lại các biến chủng mới”, RDIF ra tuyên bố.

Thử nghiệm tiêm trộn vaccine AstraZeneca và Sputnik V đã được phê duyệt ở Azerbaijan, UAE, Belarus và Argentina. Một số nước như Canada, Tây Ban Nha và Hàn Quốc cũng phê duyệt tiêm trộn AstraZeneca và Pfizer, khẳng định sự kết hợp này rất an toàn và hiệu quả.

Một số nghiên cứu cho thấy, kết quả khả quan trong tiêm trộn vaccine Covid-19, song nhiều nhà khoa học cho rằng vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu sâu rộng hơn để hỗ trợ quyết định này. Tiêm trộn vaccine Covid-19 còn được coi như lựa chọn tốt ở một số nước đang thiếu một loại vaccine nhất định.

Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng cảnh báo về vấn đề tiêm trộn, cho rằng quyết định chọn loại vaccine kết hợp và khoảng thời gian giữa các mũi tiêm phải được cơ quan y tế hướng dẫn cụ thể.

Theo Ngọc Ánh/VnExpress/Reuters

Đọc thêm

Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Trước thời điểm ngày 1/8 - mốc áp thuế mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra - nhiều quốc gia châu Á và Liên minh châu Âu (EU) đang gấp rút đàm phán với Mỹ nhằm tránh các mức thuế quan cao kỷ lục có thể “giáng đòn” mạnh vào xuất khẩu và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hezbollah tuyên bố không giải giáp

Hezbollah tuyên bố không giải giáp

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 5/7, Tổng thư ký nhóm vũ trang Hezbollah Sheikh Naim Qassem đã bác bỏ lời kêu gọi của Chính phủ Liban về việc giải trừ vũ khí, đồng thời ông cũng kêu gọi Israel rút khỏi lãnh thổ nước này.