Diễn biến thị trường ngoại hối mấy ngày qua rất phức tạp, giá vàng cũng tăng đột biến. Tối 24-11, Thủ tướng, các Phó thủ tướng và một số thành viên Chính phủ đã ngồi bàn kỹ và đi đến quyết định điều chỉnh chính sách tỷ giá. Tuy nhiên, Thủ tướng khẳng định là không phá giá VND, mà chỉ điều chỉnh linh hoạt tăng hoặc giảm ở mức độ hợp lý, dựa trên mối quan hệ với lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng, diễn biến của cán cân thanh toán quốc tế. Lần này quyết định điều chỉnh nhanh để can thiệp.
Tôi cũng vừa công bố với tổng giám đốc 5 ngân hàng thương mại lớn và Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng là NHNN sẽ can thiệp mạnh từ chiều 25-11. Biện pháp thứ 2 là rà soát thuế, mức thuế nhập khẩu nào còn có thể tăng theo cam kết WTO thì phải xem để điều chỉnh. Thứ 3 là Bộ Công thương cũng xem mặt hàng nhập khẩu nào không cần thiết, có tác động đến nhập siêu thì sẽ hạn chế nhập. Thứ 4, Thủ tướng sẽ yêu cầu một số tập đoàn kinh tế nhà nước xuất khẩu nắm giữ ngoại tệ lớn, tập trung nguồn tiền đó vào hệ thống ngân hàng và bán cho NHNN. ° PV:Những điều chỉnh lần này có tác động như thế nào, thưa Thống đốc? ° Việc điều chỉnh tăng các mức lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu là nhằm kiểm soát chặt chẽ quy mô và chất lượng tín dụng, đồng thời, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại huy động vốn. Đến thời điểm này, tăng trưởng tín dụng đã lên mức 34,5%. Tăng trưởng tín dụng cao thì gây áp lực trở lại với tỷ giá. Với quyết định tăng lãi suất cơ bản, Thủ tướng cũng kết luận sẽ kết thúc gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn theo Quyết định 131 đúng thời hạn (ngày 31-12-2009 - PV). Trước đây, có thông tin ra ngoài là kéo dài gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn đến hết quý 1-2010 với mức hỗ trợ 2%, nhưng trong Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 10 của Chính phủ không đề cập vấn đề này. Đây là điều hợp lý vì đã nâng lãi suất cơ bản, mà vẫn giữ gói hỗ trợ này thì không có ý nghĩa gì. Nếu trường hợp vẫn kéo dài hỗ trợ lãi suất ngắn hạn thêm một quý, thì không điều chỉnh lãi suất cơ bản. ° Thống đốc có nói Thủ tướng sẽ yêu cầu một số tập đoàn kinh tế nhà nước nắm giữ ngoại tệ lớn bán ngoại tệ cho ngân hàng, liệu có thể hiểu đây là một hình thức kết hối? ° Tôi khẳng định đến nay khi nguồn ngoại tệ vẫn đủ 12 tuần nhập khẩu, chúng ta chưa yêu cầu kết hối ngoại tệ, và giải pháp đó chưa cần thiết. Nhưng để tránh tình trạng găm giữ, Chính phủ sẽ có ý kiến đến một số tập đoàn của nhà nước. Quan điểm của tôi là chỉ cần vài ba doanh nghiệp lớn, nhất là những doanh nghiệp xuất khẩu tài nguyên. Nguyên tắc là đưa ngoại tệ vào ngân hàng để luân chuyển nhanh, sau đó doanh nghiệp cần thì họ mua lại. Không nên hiểu là tiền mua vào sau đó không bán lại cho họ. Ví dụ một tập đoàn A, mỗi năm thu về khoảng 6 tỷ USD, nhưng cần nhập khẩu khoảng 4 tỷ USD. Phần chênh lệch nếu để ở tài khoản thì sẽ làm căng thẳng thị trường, nhưng số tiền đó tập trung vào ngân hàng thương mại, NHNN, thì sẽ luân chuyển bình thường. Và chúng ta cần sự “bôi trơn” bình thường này. ° Khi điều chỉnh tỷ giá và can thiệp mạnh, tỷ giá sẽ trở lại mức bình thường, thực tế này đã từng xảy ra. ° Thưa Thống đốc, sáng 25-11 khi có thông tin điều chỉnh lãi suất và tỷ giá, TTCK đã biến động mạnh theo chiều đi xuống vì tâm lý lo ngại VND mất giá. Vậy khi quyết định các giải pháp trên, Chính phủ có lường trước được diễn biến này? ° TTCK vài phiên vừa rồi đã có xu hướng giảm. Khi có sự chuyển dịch từ thị trường này sang thị trường kia thì đó là diễn biến bình thường. Mục tiêu của chính sách tiền tệ là góp phần vào tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô, tạo việc làm, giúp tăng thu nhập cho toàn xã hội, chứ không phải chỉ để phục vụ một thị trường cụ thể nào đó.
|
Giấy phép số: 15/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 17 tháng 01 năm 2022.
Tổng Biên tập: Nguyễn Công Thành
Trụ sở: Số 223 đường Nguyễn Huy Tự - TP Hà Tĩnh
© Bản quyền thuộc về Báo Hà Tĩnh
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.