Ngăn Việt Nam trở thành “bãi rác công nghệ”

Cho ý kiến về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chuyển giao công nghệ tại phiên họp thứ 3 Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 13/9, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, việc sửa đổi luật là cần thiết và cần sửa đổi toàn diện để khắc phục tình trạng Việt Nam đang và sẽ trở thành “bãi rác công nghệ” của thế giới.

ngan viet nam tro thanh bai rac cong nghe

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng phát biểu tại phiên họp. Ảnh: quochoi.vn

Trình bày tờ trình về Luật chuyển giao khoa học công nghệ sửa đổi, Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Chu Ngọc Anh cho biết, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ là cần thiết và cấp bách nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, thu hút công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, đẩy mạnh thương mại hoá kết quả nghiên cứu và phát triển thị trường khoa học và công nghệ.

Trên cơ sở đó, dự thảo Luật tập trung vào 5 nội dung chính liên quan đến 16 điều trên tổng số 61 điều của Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006, tập trung vào một số nội dung như: phát triển thị trường khoa học công nghệ; thương mại hóa công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng và đổi mới công nghệ, quản lý Nhà nước đối với hoạt động chuyển giao công nghệ...

Nhất trí với việc dự thảo luật bổ sung các quy định để phát triển thị trường khoa học công nghệ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội- cơ quan thẩm tra dự án luật- cho rằng, hiện nay, thị trường khoa học công nghệ của nước ta còn rất sơ khai, chưa đáp ứng được yêu cầu, lượng giao dịch còn hạn chế. Hoạt động chuyển giao công nghệ giữa các tổ chức khoa học công nghệ trong nước với doanh nghiệp còn ít và nghèo nàn...

“Để phát triển thị trường khoa học công nghệ thì cần có các quy định tách bạch đối với các đối tượng và chủ thể chuyển giao công nghệ để có các chính sách điều chỉnh riêng như trong việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam ra nước ngoài, chuyển giao công nghệ giữa viện, trường với doanh nghiệp, người dân..., chuyển giao công nghệ giữa viện, trường; giữa doanh nghiệp với nhau để đưa nhanh kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất và nâng cao hiệu quả đầu tư cho nghiên cứu khoa học, khắc phục hạn chế, bất cập lớn nhất hiện nay. Dự thảo Luật cũng cần xem xét, bổ sung quy định cụ thể về các tổ chức trung gian của thị trường khoa học công nghệ theo hướng tăng cường xã hội hóa hoạt động của các tổ chức này”, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng nhấn mạnh.

Nhiều ý kiến cho rằng nền kinh tế Việt Nam với sự tham gia của gần 70% dân số trong lĩnh vực nông nghiệp thì cần đặc biệt chú trọng việc thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực này, nhất là việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ cho bà con nông dân trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản, chế biến sau thu hoạch,… Vì thế, dự thảo luật cần làm rõ quy định về các nội dung hỗ trợ về tín dụng, tài chính đối với việc đổi mới, chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp và hoạt động liên kết giữa tổ chức ứng dụng, chuyển giao công nghệ địa phương với tổ chức khoa học công nghệ sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong việc hoàn thiện kết quả nghiên cứu.

Đối với việc tổ chức đánh giá, định giá và giám định công nghệ, nhiều ý kiến đề nghị phải có chế tài phù hợp với bản chất về trình độ công nghệ để ngăn ngừa tình trạng “lách luật” đưa công nghệ lạc hậu vào Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân băn khoăn, dự thảo luật có khắc phục, ngăn chặn và xử lý được tình trạng Việt Nam đang trở thành “bãi rác công nghệ” của thế giới hay không?

Lấy ví dụ sự cố môi trường nghiêm trọng cho Formosa gây ra, Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ ra vai trò của công nghệ và việc kiểm soát nhập khẩu công nghệ vào các dây chuyền sản xuất trong nước.

Đồng tình với quan điểm này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chỉ ra những hậu quả của công nghệ lạc hậu không những ảnh hưởng đến môi trường, mà thực tế đã cho thấy còn có tác động đến cả tình hình an ninh trật tự, đời sống, an sinh và lao động, sản xuất của người dân.

"Từ đó đặt câu hỏi có phải ta chưa đủ cơ sở pháp lý chặt chẽ, luật Chuyển giao công nghệ 2006 còn hạn chế, hay do quản lý Nhà nước chưa tốt? Theo tôi là cả hai, và phải khắc phục cả hai vấn đề này", ông Uông Chu Lưu nói.

Tại phiên thảo luận, các ý kiến cho rằng cần tăng cường trách nhiệm quản lý công nghệ của Bộ Khoa học Công nghệ, các Bộ có liên quan trong việc kiểm soát công nghệ tại các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), dự án sử dụng Ngân sách Nhà nước; tạo điều kiện trong việc tiếp cận các công nghệ tiên tiến, phù hợp với Việt Nam và khắc phục tình trạng “lỗ hổng” trong kiểm soát công nghệ hiện nay, nhất là đối với việc kiểm tra sau chuyển giao công nghệ (như trường hợp Formosa, Bauxit Tây Nguyên, các dự án chế biến gỗ dăm, xây dựng, xăng sinh học, ...)

Theo baotintuc.vn

Đọc thêm

Đoàn công tác tỉnh Hà Tĩnh chúc Tết Bộ Tư lệnh Quân khu 4

Đoàn công tác tỉnh Hà Tĩnh chúc Tết Bộ Tư lệnh Quân khu 4

Chúc Tết Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng mong muốn Quân khu 4 tiếp tục quan tâm, giúp đỡ tỉnh trong công tác đảm bảo quốc phòng - an ninh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; hỗ trợ xây dựng nông thôn mới; an sinh xã hội.
Thị xã Hồng Lĩnh gặp mặt cán bộ cốt cán qua các thời kỳ

Thị xã Hồng Lĩnh gặp mặt cán bộ cốt cán qua các thời kỳ

Các cán bộ, lãnh đạo TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) qua các thời kỳ vui mừng trước những kết quả mà thị xã đã đạt được trong năm 2024, đồng thời đóng góp những ý kiến tâm huyết đối với việc thực hiện nhiệm vụ của địa phương trong thời gian tới.
Lãnh đạo Hà Tĩnh dâng hương tại các địa chỉ đỏ nhân kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng

Lãnh đạo Hà Tĩnh dâng hương tại các địa chỉ đỏ nhân kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng

Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vị tiền bối của Đảng và anh hùng, liệt sĩ, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh nguyện hứa tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, thực hiện tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, đưa Hà Tĩnh phát triển bền vững.
Thị xã Kỳ Anh - đô thị động lực và dáng vóc của thành phố trẻ

Thị xã Kỳ Anh - đô thị động lực và dáng vóc của thành phố trẻ

Từ dấu mốc quan trọng cách đây 10 năm, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) hôm nay đang khoác lên mình màu áo mới với vóc dáng của một thành phố trẻ, năng động, văn minh và hiện đại, khẳng định vị thế ngày càng quan trọng trong tiến trình phát triển của Hà Tĩnh và cả nước.
Trách nhiệm và kỳ vọng từ những lá đơn xin nghỉ hưu trước tuổi ở Hà Tĩnh

Trách nhiệm và kỳ vọng từ những lá đơn xin nghỉ hưu trước tuổi ở Hà Tĩnh

Thực hiện chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, từ hơn tháng nay, trên địa bàn Hà Tĩnh đã có hàng trăm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động viết đơn xin nghỉ việc trước tuổi. Đó không đơn thuần là lời tạm biệt sau nhiều năm cống hiến mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm vì việc chung, là những kỳ vọng gửi đến thế hệ kế cận.
Chuyện “Dân vận khéo” ở Nghi Xuân

Chuyện “Dân vận khéo” ở Nghi Xuân

Thời gian qua, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã huy động sức mạnh trong dân bằng công tác “dân vận khéo”, mang lại hiệu quả thiết thực trong mọi mặt đời sống xã hội.
Thành Sen rộng mở

Thành Sen rộng mở

TP Hà Tĩnh đang chuyển động không ngừng để trở thành đô thị lớn, vươn lên là một trong những trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Trước thềm Xuân Ất Tỵ, thành phố đón thêm “thành viên”, mở ra không gian phát triển mới, khí thế mới để cùng đất nước vươn mình…
Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Sau gần 35 năm tái lập tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục cùng cả nước thực hiện toàn diện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Những thành tựu đạt được của Đảng bộ, Nhân dân tỉnh nhà tiếp tục khẳng định tinh thần đoàn kết, thống nhất, phát huy ý chí, khát vọng, giá trị văn hóa cùng sức mạnh của con người Hà Tĩnh.