Ngành KH&CN Hà Tĩnh nỗ lực giải quyết các vấn đề của thực tiễn

(Baohatinh.vn) - “Khoa học phải gắn với thực tiễn, phải từ thực tiễn và quay lại phục vụ chính thực tiễn” là kim chỉ nam của ngành KH&CN Hà Tĩnh thời gian qua.

Ngành KH&CN Hà Tĩnh nỗ lực giải quyết các vấn đề của thực tiễn

Đoàn công tác Sở KH&CN tham quan mô hình trồng lan hồ điệp ứng dụng công nghệ cao đầu tiên tại Hà Tĩnh.

Thời gian qua, các đề tài, dự án sau nghiệm thu (trên 90%) được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống. Nhiều đề tài có giá trị khoa học, lý luận và thực tiễn cao, sức lan tỏa lớn; cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng và ban hành các nghị quyết, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội, quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực; ứng dụng chuyển giao các quy trình công nghệ vào thực tiễn sản xuất.

Để làm được điều này, Giám đốc Sở KH&CN Bùi Quang Hoàn cho biết, công tác quản lý các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng KH&CN Hà Tĩnh có nhiều đổi mới, đồng bộ từ lựa chọn nội dung đặt hàng, xây dựng thuyết minh; tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ; giám sát tiến độ, chất lượng và nghiệm thu kết quả nghiên cứu; đăng ký quyền bảo hộ công nghiệp và quyền sử dụng kết quả nghiên cứu…

Đặc biệt, từ năm 2022, 100% nhiệm vụ được thực hiện thông qua tuyển chọn, đấu thầu rộng rãi, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả ứng dụng; gắn công tác nghiên cứu khoa học với ứng dụng thực tiễn, từng bước gắn nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nhân và người dân thông qua việc góp vốn đối ứng, góp tư liệu sản xuất và nhân công lao động...

Ngành KH&CN Hà Tĩnh nỗ lực giải quyết các vấn đề của thực tiễn

Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất đã góp phần nâng cao ý thức và kiến thức kỹ thuật cho người dân trong việc bảo vệ môi trường (Trong ảnh: Nông dân Nghi Xuân phấn khởi khi chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma phòng trừ hiệu quả bệnh héo rũ trên cây lạc).

Nhờ vậy, nhiều đề tài nghiên cứu, chuyển giao tại Hà Tĩnh đã phát huy hiệu quả, góp phần thiết thực vào phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Đơn cử, việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất đã góp phần nâng cao ý thức và kiến thức kỹ thuật cho người dân trong việc bảo vệ môi trường, tái sử dụng các phế thải nông nghiệp, gắn với nông nghiệp tuần hoàn theo hướng hữu cơ.

Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Trần Thị Thúy Anh cho biết, chỉ tính riêng chế phẩm Hatimic, từ năm 2020 – 2022, Trung tâm đã cung ứng ra thị trường 400.000 gói (tương đương 80 tấn chế phẩm) giúp người dân tái sử dụng phụ phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, rác thải sinh hoạt sản xuất được xấp xỉ 200.000 tấn phân hữu cơ, tiết kiệm được 200 tỷ đồng tiền mua phân bón (1 gói Hatimic ủ được 0,5 tấn phân hữu cơ).

Ngành KH&CN Hà Tĩnh nỗ lực giải quyết các vấn đề của thực tiễn

Hiện nay toàn tỉnh có trên 3.000 trang trại, hộ chăn nuôi đã sử dụng chế phẩm để xử lý mùi hôi rác thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi.

Cùng đó, hàng ngàn lít chế phẩm xử lý môi trường chăn nuôi, làm đệm lót sinh học, xử lý mùi hôi điểm tập kết rác thải sinh hoạt, xử lý rác thải đã được ứng dụng vào để xử lý môi trường hiệu quả, các nhà máy xử lý rác (nhà máy xử lý rác Phú Hà, Kỳ Tân, Kỳ Anh), bãi tập kết rác thải (huyện Đức Thọ, Hương Sơn, Can Lộc..) và trên 3.000 trang trại, hộ chăn nuôi đã sử dụng chế phẩm để xử lý mùi hôi rác thải sinh hoạt, công trình chăn nuôi, nước thải chăn nuôi, nước thải sinh hoạt, góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

Nhiều đề tài, nghiên cứu cũng góp phần giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn như: “Nghiên cứu đánh giá thực trạng các loài thực vật có giá trị làm thuốc chữa bệnh tại Vườn Quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh và các xã vùng đệm”; “Nghiên cứu hoàn thiện “yoga trị liệu Việt Nam” để phục hồi chức năng cho bệnh nhân di chứng tai biến mạch máu não tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Hà Tĩnh”; “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin giám sát, điều khiển và tự động đóng mở tại một số cống thoát nước chính của thành phố Hà Tĩnh”; “Nghiên cứu sự biến đổi tính chất cơ lý theo thời gian và môi trường thủy hóa nhằm định hướng sử dụng hợp lý xỉ hạt lò cao tại Hà Tĩnh”...

Ngành KH&CN Hà Tĩnh nỗ lực giải quyết các vấn đề của thực tiễn

Đề tài: “Nghiên cứu sự biến đổi tính chất cơ lý theo thời gian và môi trường thủy hóa nhằm định hướng sử dụng hợp lý xỉ hạt lò cao tại Hà Tĩnh” là cơ sở giúp các nhà quản lý ở Hà Tĩnh đưa ra định hướng sử dụng xỉ hạt lò cao.

Tại cuộc làm việc với Sở KH&CN mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu đề nghị, các công trình nghiên cứu, dự án, ứng dụng KH&CN thành công, có hiệu quả cần được lan tỏa rộng rãi trong Nhân dân. Trên cơ sở đánh giá lại hiệu quả các đề tài, mô hình đã triển khai, ngành KH&CN cần thu thập thông tin, nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng để xác định, nhân rộng sản phẩm chủ lực, sản phẩm tạo giá trị gia tăng. Các sở, ban, ngành, địa phương cũng cần chủ động triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ KH&CN và đổi mới sáng tạo.

Được biết, thời gian tới, Sở KH&CN tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao và phát triển công nghệ vào sản xuất và đời sống. Xây dựng nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ có tính liên thông, liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, sản phẩm phải có sức cạnh tranh trên thị trường.

Ưu tiên đầu tư các nhiệm vụ có tính ứng dụng cao vào sản xuất, kinh doanh. Triển khai có hiệu quả các chính sách phát triển KH&CN đã được HĐND tỉnh thông qua nhằm tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động các lĩnh vực về sở hữu trí tuệ; công nghệ sinh học; thị trường và doanh nghiệp KHCN; khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật...

Ngành KH&CN Hà Tĩnh nỗ lực giải quyết các vấn đề của thực tiễn

Đề tài “Nghiên cứu đánh giá thực trạng các loài thực vật có giá trị làm thuốc chữa bệnh tại Vườn Quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh và các xã vùng đệm” đã xây dựng được danh lục cho 426 loài thực vật có giá trị làm thuốc.

Năm 2023, ngành KH&CN Hà Tĩnh sẽ tập trung triển khai chuỗi hoạt động chào mừng ngày KH&CN 18/5 với các chủ đề: “Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên nền tảng văn hóa Việt Nam”; “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - nâng cao tiềm lực và vị thế quốc gia”; “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - động lực phát triển bền vững”.

Cách đây 60 năm, (ngày 18/5/1963), tại Đại hội lần thứ I của Hội phổ biến Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự và phát biểu: “Khoa học phải gắn với thực tiễn, phải từ thực tiễn và quay lại phục vụ chính thực tiễn, phải đáp ứng nhu cầu của sản xuất, phục vụ sản xuất, nhằm nâng cao năng suất lao động và nâng cao đời sống vật chất của nhân dân...”

Lời dạy của Bác nhấn mạnh vai trò và ý nghĩa của khoa học kỹ thuật trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong thời đại khoa học phát triển vũ bão như hiện nay, lời dạy của Bác vẫn giữ nguyên tính thời sự. Để nêu cao tinh thần, trách nhiệm của cộng đồng xã hội đối với sự nghiệp KH&CN, ngày 18/6/2013, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật KH&CN và thống nhất chọn ngày 18/5 hằng năm là “Ngày KH&CN Việt Nam”.

Chủ đề Khoa học - kỹ thuật

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.