Nghị lực thoát nghèo của người phụ nữ hơn 15 năm nuôi chồng mù lòa

(Baohatinh.vn) - Hơn 15 năm nuôi chồng mù lòa nhưng bà Nguyễn Thị Nguyệt (SN 1963, thôn Quang Mỹ, xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) vẫn tần tảo, chịu khó vươn lên thoát nghèo bền vững.

Năm 1983, bà Nguyễn Thị Nguyệt xây dựng hạnh phúc gia đình với ông Lê Duy Lan (SN 1961). Ông Lan từng nhập ngũ tại Lữ đoàn Xe tăng 215 – Binh chủng Tăng thiết giáp ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An). Năm 1982, trong lúc làm nhiệm vụ, ông bị tai nạn lao động hỏng mắt trái. Với tình yêu cùng với sự cảm thông, bà vẫn quyết định về chung sống với ông trong căn nhà nhỏ.

2.jpg
Vợ chồng bà Nguyệt chia sẻ với cán bộ xã về những ngày khốn khó

Bà Lan trước đây làm nghề giáo viên mầm non, nhưng do ốm đau, sức khỏe yếu đành phải nghỉ dạy. Với mấy sào ruộng, ông bà sớm hôm cày cuốc để trang trải cuộc sống gia đình.

Năm 2009, con mắt còn lại của ông Lan không còn nhìn thấy. Từ đó, một mình bà phải gánh vác lo toan công việc gia đình. Cuộc sống lại càng khó khăn hơn khi 4 đứa con lần lượt chào đời, đói nghèo đeo bám quanh năm...

“Trước đây, ông Lan còn làm được nhiều việc, nhưng sau khi mù cả hai mắt thì một mình tôi gánh vác cả. Tôi vừa phục vụ sinh hoạt ăn uống cho chồng vừa lao động để kiếm tiền nuôi các con ăn học. Bởi vậy, những tháng ngày qua, tôi luôn nỗ lực hết mình để lo cho cuộc sống gia đình” – bà Nguyệt chia sẻ.

4.jpg
Buổi sáng hàng ngày bà Nguyệt ra ao cho cá ăn

Năm 2010, bà quyết định xây dựng mô hình chăn nuôi, đào ao thả cá. Với diện tích 2 ha, một phần diện tích, bà đào ao thả hàng tạ các giống cá truyền thống như: trắm, mè, chép… Diện tích còn lại, hàng năm, bà trồng 2 sào lúa và nuôi hàng chục con gà để cải thiện cuộc sống gia đình…

Hằng ngày, bà phải dậy sớm lo cơm nước chu tất cho gia đình. Sau đó, ra ao cho cá ăn, chăm sóc đàn gà. Có năm, đàn gà bị dịch bệnh chết gần hết khiến bà mất ăn, mất ngủ vì đây là một trong những nguồn thu nhập chính.

Năm 2015, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền các chương trình, chính sách hỗ trợ, nâng cao nhận thức để người dân phát huy tinh thần tự lực vươn lên. Qua đó, tôi mạnh dạn vay 100 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện từ Chương trình MTQG xây dựng NTM để nuôi bò sinh sản. Từ đồng vốn vay, tôi đầu tư làm chuồng và mua 2 cặp bò giống về chăm sóc.

1.jpg
Chăn nuôi bò từ vốn vay phát huy hiệu quả

Bà Nguyễn Thị Nguyệt cho biết: Trong quá trình chăn nuôi bò, tôi còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm. Thời gian đó, Hội Nông dân, Hội phụ nữ xã luôn đồng hành quan tâm, giúp đỡ hướng dẫn về quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh cho bò. Từ đó, những con bò khỏe mạnh, mỗi năm sinh sản 2 con bê, mang lại thu nhập cho gia đình.

Thực hiện tiểu dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, năm 2021, Ban xoá đói giảm nghèo của xã đã hỗ trợ gia đình bà 100 con gà và thức ăn xây dựng để phát triển kinh tế. Nhờ tần tảo, chịu khó, mô hình chăn nuôi gà phát triển tốt. Mỗi năm, bà bán 4 lứa gà, mỗi lứa gần trăm con, thu về hàng chục triệu đồng. Đến nay, tổng thu nhập từ chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá... mang về cho gia đình bà từ 100 – 120 triệu đồng/năm.

3.jpg
Đàn gà hàng trăm con mang lại thu nhập cho gia đình

Mặc dù chưa khá giả, nhưng trong thôn, trong xã kêu gọi đóng góp gì, gia đình ông bà đều hưởng ứng tích cực. Gần đây, thôn mở rộng tuyến đường giao thông nông thôn, gia đình cũng đã hiến hàng trăm m2 đất vườn để tuyến đường khang trang, sạch đẹp hơn.

Từ hai bàn tay trắng, gia đình thuộc diện hộ nghèo của xã nhưng với nghị lực của bản thân, cùng đức tính cần cù, chăm chỉ, bà Nguyệt đã vươn lên thoát nghèo. Các con của ông bà cũng đã trưởng thành, lập gia đình, có việc làm ổn định, hiếu thuận. Tuy vậy, bà Nguyệt vẫn đang có ý định nhân đàn bò và gà lên để nâng cao thu nhập, vươn lên khá giả.

Trước đây, dù cuộc sống khó khăn, nhưng không vì thế mà bà Nguyệt trông chờ hay ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà chịu khó vươn lên phát triển kinh tế từ chính sức lực của mình. Đây thực sự là tấm gương sáng về ý chí trong lao động, sản xuất vươn lên thoát nghèo bền vững của địa phương.

Bà Trần Thị Hiếu – Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Mỹ

Đọc thêm

MS2413: Tiếng khóc nhói lòng của 3 chị em mồ côi

MS2413: Tiếng khóc nhói lòng của 3 chị em mồ côi

Mẹ lấy chồng mới, bố đột ngột qua đời, trong căn nhà xây dựng dở dang, 3 đứa trẻ mồ côi ở xã Kỳ Trung, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh đang nương tựa vào nhau sống trong chuỗi ngày buồn tủi.
Bàn giao nhà đồng đội cho quân nhân khó khăn

Bàn giao nhà đồng đội cho quân nhân khó khăn

Ngôi nhà đồng đội được trao tặng góp phần giúp quân nhân Lê Đình Trọng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) ổn định cuộc sống, an tâm công tác và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Chìa khóa" giảm nghèo bền vững tại TP Hà Tĩnh

"Chìa khóa" giảm nghèo bền vững tại TP Hà Tĩnh

Lựa chọn mô hình sinh kế phù hợp, đồng hành cùng người dân trong sản xuất, chăn nuôi, TP Hà Tĩnh từng bước giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, nâng cao đời sống cho người dân.
Trao tặng nhiều phần quà cho học sinh khó khăn

Trao tặng nhiều phần quà cho học sinh khó khăn

Nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng (20/10/1914-20/10/2024), các tổ chức đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện hướng đến các em học sinh khó khăn.