Nghi Xuân tổ chức lễ giỗ 559 năm Thái sư Cương quốc công Nguyễn Xí

(Baohatinh.vn) - Lễ giỗ 559 năm ngày mất Thái sư Cương quốc công Nguyễn Xí ở xã Cương Gián (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) được tổ chức thành kính để tưởng nhớ về một bậc anh hùng kiệt xuất của dân tộc.

Sáng 30/11, xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân tổ chức lễ giỗ nhân 559 năm ngày mất của Thái sư Cương quốc công Nguyễn Xí tại di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đền thờ Nguyễn Xí ở thôn Song Nam.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà, lãnh đạo huyện Nghi Xuân cùng bà con nhân dân xã Cương Gián tham dự.

bqbht_br_3.jpg
Các đại biểu tham dự lễ giỗ

Thái sư Cương quốc công Nguyễn Xí quê gốc ở làng Động Gián, nay là xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm Đinh Sửu 1397, tại làng Thượng Xá, huyện Chân Phúc, nay là xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông mất năm 1465, được an táng ngay tại quê nhà, ngày giỗ được tổ chức vào 30 tháng 10 âm lịch.

Trong số đại công thần dưới chế độ phong kiến Việt Nam nói chung, triều đại Lê sơ nói riêng, Thái sư Cương quốc công Nguyễn Xí là vị công thần đầu tiên được định danh là người hai lần khai quốc.

bqbht_br_4.jpg
Lễ giỗ được tổ chức trang nghiêm, thành kính

Với công lao hiển hách, Thái sư Cương quốc công Nguyễn Xí đã được giao giữ các chức vị, tước vị cao hàng đầu dưới 4 triều đại Lê sơ. Ông được lập đền thờ theo chế độ "’Quốc tạo” và “Quốc tế” được phong Thượng thượng đẳng tôn thần.

Sau khi ông mất, đền thờ được lập ở nhiều nơi, trong đó nhiều nhất là tại quê làng Thượng Xá, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An và quê gốc là Động Gián, nay là xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

bqbht_br_1.jpg
Lãnh đạo tỉnh và huyện Nghi Xuân dâng hương tưởng nhớ Cương quốc công Nguyễn Xí

Ở huyện Nghi Xuân hiện có 5 đền thờ liên quan đến Cương quốc công Nguyễn Xí. Trong đó có 1 di tích đã được công nhận cấp quốc gia, 4 di tích cấp tỉnh tại các xã Cương Gián, Cổ Đạm và Xuân Liên.

Hàng năm, vào ngày 30/10 âm lịch, tại đền thờ Thái sư Cương quốc công Nguyễn Xí ở xã Cương Gián, chính quyền địa phương và bà con nhân dân tổ chức lễ giỗ trang nghiêm, thành kính để tưởng nhớ về một bậc anh hùng kiệt xuất của dân tộc để lại tiếng thơm cho hậu thế muôn đời.

Đọc thêm

Vì sao phải đọc sách cùng con?

Vì sao phải đọc sách cùng con?

Ở thời hiện đại, rất nhiều người trẻ đắm chìm trong thế giới mạng, không hiểu được giá trị của sách truyền thống. Vậy, muốn con yêu sách thì người lớn cần phải truyền cảm hứng và làm tấm gương trước.
Văn hóa đọc trong thời đại số

Văn hóa đọc trong thời đại số

Có những người vẫn duy trì thói quen đọc truyền thống, nhưng cũng có nhiều người tiếp cận tri thức qua những phương tiện mới. Thay vì đọc sách giấy, họ tìm đến sách điện tử, audiobook...
Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Gió vẫn thổi. Trái dầu vẫn rơi từ thinh không, xoay tròn hai cánh chạm đất. Trái dầu có hai cánh nhưng gắn liền cùng một bầu. Hồi đó, trận đánh cuối trước giờ giải phóng cũng là mùa dầu bay ngợp trời đất này.
Tự do hay thiếu văn hóa?

Tự do hay thiếu văn hóa?

Những hành động xúc phạm Vua Hùng hay đùa cợt với hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh trên mạng xã hội là những hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, vô ơn, cần bị lên án và tẩy chay.
Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Và tôi, mỗi năm, lại lớn thêm một chút, lại nhớ thêm một phần - như thể cả ký ức của tôi đều nở mùa hoa xoan cũ…
Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Xa xa, trên con đường mòn sắp được mở rộng, những người nông dân đang trở về nhà từ cánh đồng vừa cày ải. Họ nhìn ra phía đồi chè. Dù chưa ai biết mai này sẽ ra sao, nhưng lúc này, chỉ lúc này thôi, tất cả vẫn còn nguyên vẹn.
Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.