Nghiên cứu mới: Nước mưa trên khắp hành tinh không an toàn để uống

Do có chứa chất hóa học độc hại khó phân hủy PFAS ở mức vượt ngưỡng khuyến cáo an toàn nên nước mưa ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều không an toàn để dùng làm nước uống.

Nghiên cứu mới: Nước mưa trên khắp hành tinh không an toàn để uống

Nước mưa ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều không an toàn để dùng làm nước uống.

Theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Đại học Stockholm (Thụy Điển), nước mưa ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều không an toàn để dùng làm nước uống do có chứa chất hóa học độc hại khó phân hủy PFAS ở mức vượt ngưỡng khuyến cáo an toàn.

PFAS (per- and polyfluoroalkyl substances) thường được gọi là “hóa chất vĩnh viễn” vì chúng phân hủy vô cùng chậm.

Hóa chất này trước đây được tìm thấy trong bao bì, dầu gội đầu hoặc đồ trang điểm nhưng giờ đây đã xuất hiện tràn lan ngoài môi trường, trong đó có nước và không khí .

Trong nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Environmental Science and Technology, Giáo sư Ian Cousins tại Đại học Stockholm, đồng thời là tác giả nghiên cứu, nhấn mạnh căn cứ các thông số mà ông và các cộng sự đo được, không có nơi nào trên Trái Đất này có nguồn nước mưa an toàn có thể dùng để uống.

Bảng tổng hợp dữ liệu được thực hiện từ năm 2010 cho thấy ngay cả ở Nam Cực hay cao nguyên Tây Tạng, các mức PFAS trong nước mưa vẫn cao hơn 14 lần so với ngưỡng khuyến cáo an toàn mà Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) của Mỹ đưa ra.

Theo một số nghiên cứu, một khi uống hay ăn vào, PFAS sẽ tích tụ trong cơ thể. Thậm chí việc phơi nhiễm loại hóa chất này còn có thể dẫn tới các vấn đề liên quan tới khả năng sinh sản, làm chậm phát triển ở trẻ nhỏ, làm tăng lượng cholesterol, đồng thời làm gia tăng nguy cơ béo phì hoặc một số loại ung thư nhất định như ung thư tuyến tiền liệt, thận và tinh hoàn.

Giáo sư Cousins cho biết thêm gần đây, EPA đã giảm sâu ngưỡng khuyến cáo an toàn đối với nồng độ PFAS sau khi phát hiện ra rằng hóa chất này có thể tác động đến phản ứng miễn dịch của trẻ nhỏ khi tiêm vaccine.

Đáng chú ý, các ngưỡng khuyến cáo an toàn đã được điều chỉnh giảm hàng triệu lần kể từ đầu những năm 2000 do giới khoa học ngày càng nhận thức rõ hơn về độc tính của những chất này.

Ngoài ra, Giáo sư Cousins nhấn mạnh PFAS tồn tại “dai dẳng và phổ biến đến mức chúng sẽ không bao giờ biến mất khỏi hành tinh này. Con người đã hủy hoại môi trường sống của chính mình khi làm ô nhiễm Trái Đất đến mức không thể phục hồi.”

Mặc dù vậy, ông cho rằng mức độ PFAS ở người thực sự đã giảm “khá đáng kể trong 20 năm qua” và “mức độ xung quanh (của PFAS trong môi trường) vẫn tương đương với mức ghi nhận trong 2 thập kỷ”.

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp là một chỉ số quan trọng khi theo dõi sức khỏe của mỗi người. Vậy chỉ số huyết áp 160/90 nói lên điều gì về sức khỏe của bệnh nhân?
Mùa xuân về với bản Giàng 2

Mùa xuân về với bản Giàng 2

Dưới chân núi Giăng Màn, cuộc sống người dân tộc Chứt ở bản Giàng 2 (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang đổi thay từng ngày. Sắc màu của cuộc sống mới đang hiện rõ trên từng gương mặt khi mùa xuân về.
Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Hầu hết, rau củ sau khi thu hoạch và bày bán đều phải trải qua khâu sơ chế. Tuy nhiên, người dân cần sơ chế lại để đảm bảo an toàn.
Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Tăm tre và chỉ nha khoa đều là dụng cụ giúp làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa trên răng. Vậy ưu nhược điểm của chúng là gì và loại nào tốt hơn?
Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Nhiều quán cà phê ở TP Hà Tĩnh được trang trí với những chiếc đèn lồng, hoa đào, hoa mai... nhằm tạo không gian ấm cúng, gần gũi, mang đến không khí Tết sớm phục vụ khách hàng.
Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cổ chân là vùng chuyển tiếp giữa trục thẳng đứng của đùi và cẳng chân với trục ngang của bàn chân. Cấu tạo của cổ chân gồm nhiều xương nhỏ nối với nhau bởi các khớp và dây chằng. Do đó khi chơi pickleball, tăng phạm vi chuyển động của chân thì rất dễ bị chấn thương.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.