Nghiên cứu mới về sự lây lan của Covid-19

Nhiều số liệu mới giúp củng cố quan điểm SARS-CoV-2 lây lan chậm hơn ở các nước xứ nóng.

Theo New York Times, các nghiên cứu gần đây cho thấy virus SARS-CoV-2 lây lan nhanh ở nhiệt độ từ 3-17 độ C. Vì vậy, những vùng khí hậu ấm có khả năng lây nhiễm Covid-19 thấp hơn.

Cũng theo nghiên cứu này, các nước gần xích đạo và ở khu vực Nam Bán cầu được ghi nhận có số ca nhiễm thấp hơn 6% so với toàn cầu.

Nghiên cứu mới về sự lây lan của Covid-19

Nhiều số liệu mới giúp củng cố quan điểm SARS-CoV-2 lây lan chậm hơn ở các nước xứ nóng.

“Bất kỳ nơi nào có nhiệt độ lạnh, số ca nhiễm đều tăng nhanh hơn. Có thể thấy ở châu Âu, dù hệ thống y tế được xem là hàng đầu nhưng vẫn có số ca nhiễm tăng đột biến", ông Qasim Bukhari, nhà nghiên cứu từ Viện Khoa học Công nghệ Massachusetts nói.

Tiến sĩ Deborah Birx, điều phối viên AIDS toàn cầu tại Mỹ cho biết, đại dịch này giống với SARS năm 2003. Nhưng vì nó bùng nổ ở Trung Quốc và Hàn Quốc nên việc xác định các triệu chứng có giống với SARS hay không trở nên khó khăn.

Một phân tích của các nhà nghiên cứu tại Tây Ban Nha và Phần Lan cũng cho biết chủng virus này sống ở những vùng có nhiệt độ thấp, khô ráo.

Yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng đến sự lây lan cũng có thể dễ dàng nhìn thấy tại Mỹ. Các khu vực có nhiệt độ ấm như Arizona, Florida và Texas, có mức bùng phát chậm hơn so với các bang lạnh như Washington, New York và Colorado. Những bang như California có mức bùng phát dịch trung bình do nhiệt độ không quá lạnh hoặc nóng.

Chính phủ Trung Quốc cũng từng công bố báo cáo với nội dung như vậy. Trong giai đoạn bùng phát dịch, tỷ lệ nhiễm bệnh ở các thành phố cận nhiệt thấp hơn vùng lạnh

“Chúng ta cần biện pháp phòng ngừa chặt chẽ hơn, nhiệt độ nóng có thể giảm khả năng lây lan nhưng không đồng nghĩa sẽ không có sự lây nhiễm”, ông Bukhari nói thêm. Dù khó phát triển ở vùng có khí hậu nóng, nhưng loại virus này vẫn có thể tồn tại vài giờ trên bề mặt và không khí.

Theo Jarbas Barbosa, trợ lý giám đốc văn phòng khu vực châu Mỹ của tổ chức y tế WHO, sẽ mất từ 4-6 tuần nữa để có thể xác định rõ ràng hơn về cách mà Covid-19 phát triển ở thời tiết khác nhau. Đồng thời, hiện còn nhiều bí ẩn về Covid-19 chưa được khám phá nên không rõ vào mùa thu sắp tới, SARS-CoV-2 có phát triển mạnh mẽ hay không.

Theo zing.vn

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.