Ngoại giao vaccine - sứ mệnh đưa nguồn vaccine quý giá về Việt Nam

Trong chiến lược vaccine, “ngoại giao vaccine” là một mũi nhọn rất quan trọng, là giải pháp vừa có ý nghĩa cấp bách, vừa lâu dài, nhằm bảo đảm nguồn vaccine để bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Ngoại giao vaccine - sứ mệnh đưa nguồn vaccine quý giá về Việt Nam

Ông Kamal Malhotra (bên trái), Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam trao 2.000.040 liều vaccine Moderna phòng COVID-19 của Hoa Kỳ hỗ trợ thông qua cơ chế Covax cho đại diện Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Tuần qua, Việt Nam đã nhận được 3 lô vaccine ngừa COVID-19 gồm 2 triệu liều vaccine Moderna của Mỹ trao tặng thông qua Cơ chế COVAX, hơn 97.000 liều vaccine Pfizer của Mỹ do Bộ Y tế mua và 580.000 liều Astra Zeneca (Anh) thông qua Hệ thống tiêm chủng VNVC (Công ty Cổ phần Vaccine Việt Nam).

Hôm nay, 15/7, hơn 900.000 liều vaccine Astra Zeneca trong hợp đồng đặt mua của Hệ thống tiêm chủng VNVC (Công ty Cổ phần Vaccine Việt Nam) về đến Sân bay Tân Sơn Nhất.

Với số vaccine này, Việt Nam đã có khoảng 9 triệu liều vaccine trong tổng số 150 triệu liều cần có để đạt được miễn dịch cộng đồng.

Có được những thành công bước đầu trong chiến lược vaccine COVID-19 là nhờ sự đóng góp không nhỏ của “ngoại giao vaccine” để tiếp cận nhanh nhất, nhiều nhất nguồn vaccine từ bên ngoài.

Tranh thủ từng phút giây, tận dụng tất cả mối quan hệ, các hình thức tiếp xúc, trao đổi phù hợp, hiệu quả, “ngoại giao vaccine” đang từng bước thực hiện sứ mệnh đưa nguồn vaccine quý giá về với nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc chiến chống đại dịch.

Ngoại giao vaccine - sứ mệnh đưa nguồn vaccine quý giá về Việt Nam

Lô 2.000.040 liều vaccine Moderna phòng COVID-19 do Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ thông qua Cơ chế COVAX về đến sân bay quốc tế Nội Bài, thành phố Hà Nội, sáng 10/7. (Nguồn: WHO)

Tăng cường tiếp cận vaccine cho nhân dân

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, “ngoại giao vaccine” thực chất là việc tranh thủ các mối quan hệ song phương và đa phương thông qua các tổ chức quốc tế để tăng cường tiếp cận vaccine cho nhân dân, đồng thời đóng góp chung cho nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc bảo đảm tiếp cận công bằng vaccine trên toàn cầu.

Trong chiến lược vaccine, “ngoại giao vaccine” là một mũi nhọn rất quan trọng, là giải pháp vừa có ý nghĩa cấp bách, vừa lâu dài, nhằm bảo đảm nguồn vaccine để bảo vệ sức khỏe nhân dân, đồng thời tạo điều kiện khôi phục các hoạt động kinh tế, sản xuất, kinh doanh bình thường, nhất là trong tình hình thiếu hụt vaccine và bất bình đẳng về tiếp cận vaccine trên toàn cầu như hiện nay.

Thời gian qua, chiến lược vaccine và “ngoại giao vaccine” được triển khai rất bài bản, quyết liệt trên nhiều cấp khác nhau, đặc biệt ở cấp cao.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và đặc biệt là Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo, tham gia trực tiếp rất quyết liệt, không câu nệ hình thức, ngoại giao song phương hay đa phương, điện đàm hay viết thư cho lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp sản xuất vaccine để có thể tiếp cận các nguồn vaccine. Đến nay, đã có hàng trăm cuộc làm việc, trao đổi tranh thủ tiếp cận nguồn vaccine từ các quốc gia từ phía lãnh đạo cấp cao của ta.

Với vai trò người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn trăn trở việc làm thế nào để Việt Nam tiếp cận được càng sớm, càng nhiều vaccine cho Việt Nam thông qua tất cả các hình thức phù hợp, hiệu quả.

Thủ tướng liên tục chỉ đạo Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan cùng hơn 90 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài vào cuộc.

Tại Lễ phát động chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 ngày 10/7 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu rõ: “Mục tiêu của chiến lược vaccine là tiêm miễn phí hàng năm cho nhân dân để đạt được sự miễn nhiễm cộng đồng. Để đạt mục tiêu đó chúng ta phải thực hiện được việc có đủ vaccine cho nhân dân từ nguồn nhập khẩu và sản xuất trong nước. Và mọi người đều bình đẳng, công bằng trong tiếp cận vaccine. Có vaccine rồi, chúng ta phải thực hiện tiêm chủng miễn phí cho nhân dân đảm bảo kịp thời, an toàn và hiệu quả. Mấy tháng vừa qua là giai đoạn khởi đầu tích lũy và rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu để chúng ta triển khai tiêm chủng trên diện rộng, và hôm nay chúng ta chính thức phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử. Dự kiến, chúng ta sẽ tiêm cho khoảng 75 triệu người với 150 triệu mũi tiêm trong nửa cuối của năm 2021 và đầu năm 2022."

Quyết liệt để thành công

Tận dụng mọi mối quan hệ, không lơ là, chậm trễ, tranh thủ từng phút giây để tiếp cận, trao đổi, tiếp xúc với các đối tác theo từng phương thức phù hợp, hiệu quả, mũi nhọn “ngoại giao vaccine” đã được cả hệ thống chính trị, trực tiếp là của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành chức năng, các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện ở nước ngoài vào cuộc để đem về cho nhân dân Việt Nam nguồn vaccine ngừa COVID-19 quý báu-chìa khóa để có thể chung sống an toàn với dịch bệnh. Nhờ vậy, đến nay, Việt Nam đã đạt được kết quả quan trọng bước đầu với 9 triệu liều vaccine có mặt ở Việt Nam, hơn 4 triệu người dân được tiêm vaccine, trong đó 290 nghìn người được tiêm mũi thứ hai.

Theo thống kê của Bộ Ngoại giao và Bộ Y tế, đến nay, Việt Nam đã cam kết và ký hợp đồng mua khoảng 124 triệu liều vaccine; trong đó có 38,9 triệu liều do COVAX tài trợ, 30 triệu liều Astra Zeneca ký hợp đồng với Công ty cổ phần vaccine Việt Nam VNVC, 31 triệu liều Pfizer ký với Chính phủ, 5 triệu liều Moderna ủy quyền cho Công ty Zuellig Pharma Việt Nam.

Cùng với đó, Tập đoàn T&T đang đàm phán mua 40 triệu liều Sputnik-V từ Quỹ đầu tư trực tiếp Nga. Bộ Y tế cũng được Liên bang Nga cam kết hỗ trợ miễn phí 20 triệu liều Sputnik-V; đang đàm phán mua 15 triệu liều Covaxin của Ấn Độ, Trung Quốc hỗ trợ 500.000 liều Vero Cell của Sinorpharm…

Mới đây nhất, ngày 14/7, trong cuộc điện đàm với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Tổng thống Romania Klaus Iohannis đã quyết định tặng 100 nghìn liều vaccine Astra Zeneca cho Việt Nam.

Trước đó, ngày 13/7, tại buổi tiếp Bộ trưởng phụ trách thương mại, đầu tư và du lịch Australia Dan Tehan đang có chuyến thăm Việt Nam, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh bày tỏ cảm ơn Chính phủ Australia đã cam kết hỗ trợ Việt Nam 1,5 triệu liều Astra Zeneca cùng khoản viện trợ 40 triệu AUD nước này dành cho Chiến dịch phòng, chống COVID-19 của Việt Nam.

Ngoại giao vaccine - sứ mệnh đưa nguồn vaccine quý giá về Việt Nam

800.000 liều vaccine Astra Zeneca do Nhật Bản tài trợ được bảo quản tại kho lạnh Công ty dược mỹ phẩm May. (Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN)

Chính phủ Nhật Bản cũng thông báo viện trợ thêm cho Việt Nam 1 triệu liều Astra Zeneca trong thời gian tới (dự kiến chuyển vào ngày 16/7); đồng thời sẵn sàng hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam về thử nghiệm lâm sàng, chuyển giao và bán công nghệ sản xuất vaccine.

Quan tâm tới từng người dân với mục tiêu không ai bị bỏ lại phía sau, Việt Nam đã tìm hướng tiếp cận nguồn vaccine dành cho trẻ em từ 12-18 tuổi. Ngày 14/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã có cuộc làm việc trực tuyến với ông John Paul Pullicino - Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Pfizer Việt Nam để thỏa thuận, đàm phán ban đầu về việc cung ứng, bổ sung cho Việt Nam 20 triệu liều vaccine tiêm chủng cho khoảng 9 triệu trẻ em trong độ tuổi này.

Tổ chức Y tế Thế giới dự báo đến tháng 9/2021, tình hình khan hiếm vaccine vẫn diễn ra nghiêm trọng. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã đặt mục tiêu tăng tốc hơn nữa trong việc triển khai hiệu quả hơn, quyết liệt hơn “ngoại giao vaccine" đồng thời, tiếp tục vận động các đối tác song phương và các tổ chức quốc tế cung cấp nguồn vaccine cho Việt Nam; thúc đẩy hơn nữa chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine để phục vụ sản xuất lâu dài.

Những thành công bước đầu trong mũi nhọn “ ngoại giao vaccine ” là nguồn động lực tiếp thêm sức mạnh cho Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch; góp thêm niềm tin, sức mạnh cho từng người dân để thêm vững tin, ủng hộ những quyết sách của Đảng, Nhà nước, tiến tới mục tiêu chiến thắng đại dịch, từng bước phục hồi nền kinh tế Việt Nam./.

Theo Thu Phương (TTXVN/Vietnam+)

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Nhiều ý kiến nhận định, năm 2025 sẽ là khởi đầu giai đoạn bứt tốc của Khu kinh tế Vũng Áng khi Tập đoàn Vingroup đầu tư tổ hợp dự án công nghiệp - cảng biển - logistics. kỳ vọng những quyết sách mới từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2025-2030 cùng chiến lược phát triển từ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ có thêm sự đồng hành của những cơ chế, chính sách, giải pháp mới để gánh vác vai trò đầu tàu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.
Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các thầy cô giáo luôn phát huy trí tuệ, tâm huyết, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Từ năm 2008 (khi Tập đoàn Formosa triển khai dự án tầm cỡ tại Khu kinh tế Vũng Áng) đến năm 2020 là giai đoạn có nhiều thăng trầm đối với khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Để đảm bảo song hành 2 mục tiêu chính: nâng tầm khu kinh tế động lực và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp ở Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, quyết sách sát đúng cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt.
Vang mãi bài ca kết đoàn...

Vang mãi bài ca kết đoàn...

Hình thành và phát triển trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở các thời kỳ lịch sử, truyền thống đó tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng luôn là sức mạnh vô địch, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi vẻ vang.
Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Hòa trong không khí của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các khu dân cư ở Hà Tĩnh đang tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần gắn kết cộng đồng.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo rà soát mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020-2025, các nghị quyết chuyên đề, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ cả nhiệm kỳ.