Người cán bộ Hà Tĩnh tâm huyết nối nhịp cầu hữu nghị Việt - Nga

(Baohatinh.vn) - Những kỷ vật từ nước Nga cách đây gần 40 năm, những câu chuyện đẹp đẽ về tình người khi sang Nga học tập, nghiên cứu đã trở thành quãng ký ức đặc biệt đối với ông Lê Quang Úy - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga tỉnh Hà Tĩnh. 

Người cán bộ Hà Tĩnh tâm huyết nối nhịp cầu hữu nghị Việt - Nga

Mỗi năm, cứ đến dịp Cách mạng tháng Mười Nga, ông Úy lại ngược dòng cảm xúc nhớ về nước Nga da diết.

Mỗi năm, cứ đến dịp Cách mạng tháng Mười Nga (7/11), những cảm xúc, dòng ký ức về nước Nga lại dội về da diết trong lòng ông Lê Quang Úy, hiện đang sinh sống ở phường Nam Hà (TP Hà Tĩnh).

Ông Lê Quang Úy (SN 1944), từ năm 1976 - 2007 là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn Nghệ Tĩnh; quyền Trưởng ban Kinh tế Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh; Giám đốc Nhà máy dệt kim Hoàng Thị Loan; Giám đốc Sở Công nghiệp Hà Tĩnh; Chủ tịch các Hội Liên hiệp Khoa học kỹ thuật tỉnh; Giám đốc Dự án bảo tồn đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn.

Từ năm 2007 đến nay, ông là Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga thành phố Hà Tĩnh; Phó Chủ tịch Thường trực Hội Hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga tỉnh Hà Tĩnh.

Những công việc ông làm, vị trí công tác ông trải qua đã mang đến cơ duyên để ông sang Liên bang Nga công tác, học tập, nghiên cứu và bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ khoa học kinh tế (nay học vị này gọi là Tiến sĩ - PV).

Ông Úy nhớ lại: “Năm 1982, khi đang là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn Nghệ Tĩnh, tôi được Đảng và Nhà nước cử đi học tại Học viện quản lý kinh tế Matxcơva (Liên Xô cũ). Tôi đã có 3 năm học tập, nghiên cứu ở đây và bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ với đề tài “Tự động hóa trong quản lý kinh tế”. Quãng thời gian học tập không phải quá dài nhưng đã để lại trong tôi những ký ức không thể nào quên về sự giúp đỡ, hỗ trợ của nước Nga và tấm thịnh tình của những con người ở đất nước xinh đẹp này. Với tôi, bố mẹ cho con người, Đảng cho lí tưởng, nước Nga cho trí tuệ để tôi cất cánh cống hiến”.

Những ngày đầu bỡ ngỡ đến đất nước xa lạ, chàng trai trẻ Lê Quang Úy gặp phải không ít khó khăn khi vừa tập thích nghi với cuộc sống mới, vừa mày mò học tiếng Nga. Lúc đó, những người thầy, cô giáo và bạn học nước Nga đã trở thành người thân vừa động viên tinh thần, vừa sẻ chia vật chất giúp đỡ ông Úy và những người bạn học Việt Nam.

Người cán bộ Hà Tĩnh tâm huyết nối nhịp cầu hữu nghị Việt - Nga

Bộ búp bê Nga cô giáo Natasha tặng lúc tốt nghiệp năm 1985 vẫn được ông Úy nâng niu, lưu giữ đến bây giờ.

Trong dòng suy nghĩ, ông Úy dừng lại thật lâu khi nhắc đến cô giáo Natasha - người mẹ hiền thứ hai đã chăm lo cho ông suốt 3 năm ở Nga. Không chỉ ân cần, tận tình trong từng tiết học ở lớp, sau mỗi giờ học, ông Úy lại được cô Natasha cho phép đến nhà cô để học thêm tiếng Nga, cách phát âm chuẩn; được nghe cô giảng dạy về văn hóa, lịch sử đất nước Nga.

“Người nước Nga rất yêu quý và luôn hết lòng, hết sức giúp đỡ người Việt Nam. Có lần khi đang đi trên đường tôi không may bị ngã, những em nhỏ nước Nga đã cùng nhau dìu tôi vào bệnh viện. Trong 3 ngày tôi ở viện, các em đều thay nhau đến chăm sóc và chơi đùa để tôi vui vẻ, mau chóng khỏi... Chính những điều như thế đã nuôi dưỡng tình yêu nước Nga trong tôi, là động lực thúc đẩy tôi nỗ lực học tập tốt và sau này tôi trở thành một sợi dây kết nối người Hà Tĩnh ở Nga” - ông Úy tâm sự.

Người cán bộ Hà Tĩnh tâm huyết nối nhịp cầu hữu nghị Việt - Nga

Dù đã nghỉ hưu nhưng ông Úy vẫn miệt mài nghiên cứu văn hóa Nga và tâm huyết xây dựng đề án Festival Nguyễn Du - Puskin.

Sau chuyến đi Nga năm 1982 - 1985, liên tiếp từ năm 1990 - 1993, ông Úy có thêm cơ hội sang nước Nga thêm 3 lần nữa để học tập kinh nghiệm. Mỗi một chuyến đi đều trở thành một kỷ niệm đáng nhớ, một bài học ý nghĩa giúp ông rất nhiều trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình.

Ông Úy tự hào: “Nước Nga không chỉ cho tôi những kiến thức đáng quý về quản lý kinh tế, phát triển kinh tế mà còn là nơi tạo đà để tôi vay vốn phát triển nhà máy (ông Úy từng được Ngân hàng MIB của Nga cho vay vốn nhằm phát triển Nhà máy dệt kim Hoàng Thị Loan - PV). Những chuyến đi Nga cũng tích lũy cho tôi rất nhiều nguồn thông tin, từ đó thúc đẩy tôi cùng các nhà khoa học ở Đại học Quốc gia Hà Nội viết nên dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn”. Dự án này sau đó được Chính phủ Đan Mạch tài trợ 14 triệu USD (năm 1997), góp phần nâng cao năng lực quản lý bảo vệ môi trường cho người dân, cán bộ từ trung ương đến địa phương; đồng thời, góp phần bảo vệ hàng trăm ha rừng sinh thái, tu bổ và trồng mới hàng nghìn ha rừng từ đèo Hải Vân (Đà Nẵng) đến Phù Mát (Nghệ An)”.

Yêu nước Nga, ông Úy cũng là người hoạt động tích cực trong gắn kết, phát huy mối quan hệ hữu nghị Việt - Nga. Năm 2007, ông Úy được bầu giữ chức vụ là Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga thành phố Hà Tĩnh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga tỉnh Hà Tĩnh. Đây là tổ chức hội nhằm kết nối những người Hà Tĩnh từng học tập, sinh sống ở Nga. Hiện nay, hội thành phố Hà Tĩnh có 230 thành viên, tỉnh hội có 970 thành viên.

Người cán bộ Hà Tĩnh tâm huyết nối nhịp cầu hữu nghị Việt - Nga

Kỷ niệm chương có công trong sự nghiệp xây dựng mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga là món quà đặc biệt được ông Úy trân trọng.

Với vai trò là người lãnh đạo hội, ông Úy đã có nhiều đóng góp tích cực nhằm kết nối thông tin những người Hà Tĩnh đang sinh sống ở Nga và những người Hà Tĩnh từng ở nước Nga trở về. Qua đó, xây dựng kế hoạch hợp tác giáo dục, văn hóa giữa hai quốc gia; quảng bá hình ảnh con người, văn hóa Hà Tĩnh nói riêng, Việt Nam nói chung đến đất nước Nga; góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đối ngoại nhân dân.

Đặc biệt, từ hơn 10 năm nay, ông Úy là người đã dày công tâm huyết và giữ vai trò vô cùng lớn trong xây dựng đề án Festival Nguyễn Du - Puskin. Trong những năm qua, Festival Nguyễn Du - Puskin đã được triển khai với chuỗi các sự kiện giao lưu văn hóa, du lịch như: lễ khai mạc; triển lãm thân thế, sự nghiệp của hai đại thi hào; đất nước Việt Nam - Nga xưa và nay; hội thảo quốc tế; kêu gọi xã hội hóa kinh phí dịch Truyện Kiều sang tiếng Nga...

Hiện nay, đề án đang tiếp tục được xây dựng hoàn thiện để đi vào triển khai với nội dung “Festival từ Nguyễn Du đến Puskin - điểm hẹn của chữ Tình” nhằm giới thiệu văn học, văn hóa của Việt Nam ra thế giới thông qua hai vị đại thi hào.

Người cán bộ Hà Tĩnh tâm huyết nối nhịp cầu hữu nghị Việt - Nga

Năm 2018, ông Lê Quang Úy được Liên bang Nga trao tặng kỷ niệm chương có công trong sự nghiệp xây dựng mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga.

Không chỉ vậy, từ năm 2012, dưới sự khâu nối của Hội Hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga Hà Tĩnh, trong đó có vai trò lớn của ông Lê Quang Úy, một văn bản về hợp tác đào tạo nguồn nhân lực giữa Trường Đại học Hà Tĩnh và Viện Kinh tế - Pháp luật Matxcova đã được ký kết.

Là người cán bộ hội, ông Úy cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ hội và hội viên đã tích cực là cầu nối để tỉnh Hà Tĩnh kết nghĩa với tỉnh Tula (Nga); kêu gọi cộng đồng người Hà Tĩnh ở Nga quyên góp ủng hộ địa phương trong thiên tai, dịch bệnh; hỗ trợ xác minh thông tin về chiến sĩ Hồng quân Liên Xô người Việt Nam tham gia chiến đấu bảo vệ Matxcova...

Người cán bộ Hà Tĩnh tâm huyết nối nhịp cầu hữu nghị Việt - Nga

Hội thảo “Nguyễn Du - Puskin: Tương đồng và khác biệt” được tổ chức dưới sự phối hợp của Hội Hữu nghị Việt - Nga và Hội Kiều học (Ảnh Phong Linh).

Với những thành tích xuất sắc đó, năm 2018, ông Lê Quang Úy được Liên bang Nga trao tặng kỷ niệm chương có công trong sự nghiệp xây dựng mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga.

Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Xuân Tình cho biết: “Đồng chí Lê Quang Úy là người rất tích cực, tâm huyết và trách nhiệm trong các hoạt động hội. Những đóng góp của đồng chí Úy đã giúp hội ngày càng phát triển lớn mạnh, đặc biệt là góp phần quan trọng trong việc củng cố tình hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc Việt - Nga; phát triển mối quan hệ giữa hội và cộng đồng người Việt tại Liên bang Nga. Từ đó, tạo thuận lợi cho việc vận động, kêu gọi kiều bào hướng về quê hương, góp sức xây dựng tỉnh nhà".

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Nhiều ý kiến nhận định, năm 2025 sẽ là khởi đầu giai đoạn bứt tốc của Khu kinh tế Vũng Áng khi Tập đoàn Vingroup đầu tư tổ hợp dự án công nghiệp - cảng biển - logistics. kỳ vọng những quyết sách mới từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2025-2030 cùng chiến lược phát triển từ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ có thêm sự đồng hành của những cơ chế, chính sách, giải pháp mới để gánh vác vai trò đầu tàu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.
Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các thầy cô giáo luôn phát huy trí tuệ, tâm huyết, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Từ năm 2008 (khi Tập đoàn Formosa triển khai dự án tầm cỡ tại Khu kinh tế Vũng Áng) đến năm 2020 là giai đoạn có nhiều thăng trầm đối với khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Để đảm bảo song hành 2 mục tiêu chính: nâng tầm khu kinh tế động lực và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp ở Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, quyết sách sát đúng cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt.
Vang mãi bài ca kết đoàn...

Vang mãi bài ca kết đoàn...

Hình thành và phát triển trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở các thời kỳ lịch sử, truyền thống đó tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng luôn là sức mạnh vô địch, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi vẻ vang.
Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Hòa trong không khí của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các khu dân cư ở Hà Tĩnh đang tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần gắn kết cộng đồng.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo rà soát mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020-2025, các nghị quyết chuyên đề, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ cả nhiệm kỳ.