(Baohatinh.vn) - Thành tâm tưởng nhớ, tiếc thương trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, những ngày qua, người dân Hà Tĩnh đến chùa thắp nén tâm nhang, cầu siêu cho hương linh của vị lãnh đạo cao nhất của Đảng đã trọn đời vì nước, vì dân.
Sáng 26/7, Chùa Phổ Độ (huyện Lộc Hà) tổ chức lễ cầu siêu cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Buổi lễ được tổ chức trang nghiêm với sự tham gia của đông đảo tăng ni, phật tử và người dân địa phương. Các tăng ni, phật tử đã cầu nguyện cho hương linh của cố Tổng Bí thư được siêu thoát về cõi vĩnh hằng. Người dân mang hương hoa, lễ vật đến thành kính dâng lên bàn thờ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bà Trương Thị Chuyên (thôn Yên Thọ - xã Hộ Độ - Lộc Hà) không giấu được niềm xúc động: “Khi biết tin nhà chùa tổ chức lễ cầu siêu cho Tổng Bí thư, từ ngày hôm qua, tôi cùng nhiều người dân địa phương đã đến chùa dọn dẹp khuôn viên, cùng các thầy chuẩn bị lễ vật. Tôi và mọi người dân đến đây đều vô cùng thương tiếc một vị lãnh đạo tài ba, suốt một đời lo cho dân, cho nước”. “Những ngày qua, rất đông tăng ni, phật tử và người dân đến đây thắp hương, tưởng nhớ cố Tổng Bí thư. Khi không có điều kiện trực tiếp viếng Tổng Bí thư tại thủ đô Hà Nội thì đây là một địa chỉ tâm linh để người dân bày tỏ niềm tiếc thương, lòng thành kính đối với vị lãnh đạo cao nhất của Đảng", Đại đức Thích Quang Định - Trị sự Chùa Phổ Độ cho biết. Từ sáng sớm 26/7, rất đông người dân Vũ Quang đã về tại chùa Phượng Hoàng (xã Đức Giang, Vũ Quang)...
... để thắp nén tâm nhang, bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Lãnh đạo huyện Đức Thọ... ... và nhân dân trên địa bàn cũng đến chùa Quả (thị trấn Đức Thọ) thắp hương tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chùa Đại Giác ở xã Gia Phố (Hương Khê) lập bàn thờ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Nhân dân, phật tử đến thắp hương tưởng nhớ, này tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng, người đã trọn đời vì nước, vì dân. Tại chùa Yên Lạc, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên), các phật tử và người dân trên địa bàn thành tâm thắp hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Nhiều du khách cũng về chùa Hương Tích (xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc) để thắp hương, tri ân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bàn thờ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở chùa Hương được lập vào ngày 24/7 tại Điện Tam Thế, tính đến sáng 26/7, đã có hơn 500 lượt phật tử, du khách đến viếng. Người dân đến chùa Hữu Lạc ở xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh để tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông Lê Thanh Sơn - Cựu Đại tá biên phòng nghỉ hưu ở xã Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh) bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Rất đông phật tử và người dân thị xã Kỳ Anh có mặt trong lễ cầu siêu cho cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại chùa Nhân Lý (TX Kỳ Anh). Sáng 26/7, Ban trị sự chùa Phong Phạn (thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân) tổ chức lễ cầu siêu nhằm tưởng nhớ anh linh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Các tăng ni, phật tử cùng đông đảo người dân đã đến dâng hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng đối với người giành cả cuộc đời cho sự nghiệp xây dựng Đảng, phát triển đất nước. Lễ cầu siêu tại chùa Phong Phạn có sự tham dự của lãnh đạo huyện, các ban, ngành ở Nghi Xuân.
Báo Hà Tĩnh và Đài PT&TH Hà Tĩnh sau hợp nhất lấy tên gọi là Báo Hà Tĩnh. Đồng chí Nghiêm Sỹ Đống - Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Đài PT&TH Hà Tĩnh giữ chức vụ Tổng Biên tập.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị cán bộ, công chức cơ quan Tỉnh ủy Hà Tĩnh tiếp tục đổi mới, sáng tạo, hiệu quả; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, đưa chuyển đổi số vào lãnh đạo, điều hành, cải cách hành chính; thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao đạo đức công vụ...
Phát huy các giá trị văn hóa, di sản, đồng thời với khai thác tiềm năng, thế mạnh riêng có về công nghiệp - dịch vụ, Hà Tĩnh đang vươn mình mạnh mẽ, từng bước trở thành tỉnh khá trong khu vực miền Trung và cả nước.
Các chiến sỹ dân quân tự vệ ở các đại đội phòng không thuộc Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đang nỗ lực, say sưa tập luyện để nâng cao khả năng chiến đấu, quyết tâm bảo vệ bầu trời quê hương.
Tại điểm cầu Hà Tĩnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị thành viên BCĐ cấp tỉnh tiếp thu tinh thần chỉ đạo, kết luận của các Phó Thủ tướng tại hội nghị để tập trung chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các chương trình.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1195-QĐ/TU về việc hợp nhất Báo Hà Tĩnh và Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Tĩnh thành Báo Hà Tĩnh.
Sau gần 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Những kết quả nổi bật trên các lĩnh vực tạo tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Sáng 30/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án để nghe báo cáo về tình hình rà soát, đánh giá, tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang tồn đọng.
Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, quân và dân Hà Tĩnh đã không tiếc sức người, sức của, kiên cường chiến đấu. Những thắng lợi to lớn trong thời kỳ này đã khẳng định lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dũng cảm, góp phần quan trọng trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và tiếp tục đưa Hà Tĩnh phát triển trong giai đoạn mới.
Những thầy thuốc mang quân hàm xanh của Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh không chỉ làm tốt công tác khám chữa bệnh mà còn giúp bà con dân bản thực hiện nếp sống mới, văn minh, xóa bỏ các thủ tục lạc hậu.
Những trận đánh ác liệt, các chiến công hiển hách vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức người anh hùng ở Hà Tĩnh từng phá 312 quả bom, 4 lần được đồng đội truy điệu sống.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giành thắng lợi mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc - kỷ nguyên của độc lập, thống nhất và cùng nhau xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gửi điện thăm hỏi tới Nhà vua, Thủ tướng và Chủ tịch Hạ viện Thái Lan về vụ động đất nghiêm trọng.
229 cán bộ, công chức Chi cục Thuế khu vực XI (công tác ở 3 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị) vừa được phê duyệt nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Ban Chỉ đạo chuyển đổi số trong các cơ quan đảng nhấn mạnh chuyển đổi số nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, tổ chức, quản lý và hoạt động của Đảng trong thời kỳ mới.
Cùng với quán triệt, triển khai đầy đủ, kịp thời các chủ trương của Trung ương, của tỉnh, đồng chí Trần Thế Dũng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh đề nghị các địa phương, đơn vị tập trung thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, quốc phòng - an ninh trên địa bàn.
Cán bộ, công chức cấp xã không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo yêu cầu của vị trí việc làm thì cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định tinh giản theo quy định của pháp luật.
Những ngày cuối tháng 3, tiếng bước chân rầm rập, tiếng điều lệnh vang rền trong cánh rừng nhỏ thuộc huyện Long Thành (Đồng Nai), nơi đóng quân của Sở chỉ huy Diễu binh, Diễu hành A50 Bộ Công an.
Hiện nay, thời gian làm việc, sinh hoạt của nhiều người lao động chủ yếu diễn ra ở công ty, vì vậy, chất lượng bữa ăn ca ngày càng được các doanh nghiệp Hà Tĩnh đặc biệt chú trọng.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ, gian khổ với nhiều giai đoạn lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã anh dũng, kiên cường chiến đấu. Cuộc kháng chiến chống Mỹ giành thắng lợi đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam.
Bộ Nội vụ đề xuất thống nhất quản lý đội ngũ cán bộ, công chức từ Trung ương đến địa phương, không phân biệt cán bộ, công chức cấp xã với cấp Trung ương, cấp tỉnh,
Lực lượng vũ trang Hà Tĩnh tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, củng cố trận địa tư tưởng cho bộ đội.