Người dân Hương Sơn được đào tạo trung cấp nghệ thuật biểu diễn dân ca

(Baohatinh.vn) - Lớp nghệ thuật biểu diễn dân ca khai giảng tại xã Sơn Long (Hương Sơn - Hà Tĩnh) được xem là tiền đề quan trọng cho việc đưa phong trào hát dân ca ví, giặm trên địa bàn đi vào chiều sâu, bền vững.

Người dân Hương Sơn được đào tạo trung cấp nghệ thuật biểu diễn dân ca

Đại biểu dự lễ khai giảng.

Trường Cao đẳng Nguyễn Du (TP Hà Tĩnh) vừa tổ chức lễ khai giảng lớp nghệ thuật biểu diễn dân ca khóa 22 tại xã Sơn Long, huyện Hương Sơn.

Người dân Hương Sơn được đào tạo trung cấp nghệ thuật biểu diễn dân ca

Lớp nghệ thuật biểu diễn dân ca khóa 22 có 45 học viên tham gia.

Lớp nghệ thuật biểu diễn dân ca khóa 22 có 45 học viên cụm 1 (Sơn Long, Sơn Trà, Sơn Bình, Sơn Châu, Sơn Bằng và Tân Mỹ Hà) tham gia.

Trong thời gian 1 năm, các học viên sẽ được các giảng viên Trường Cao đẳng Nguyễn Du hướng dẫn, đào tạo các kiến thức, kỹ năng cơ bản về dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh; kỹ năng trình diễn, dàn dựng chương trình nghệ thuật tổng hợp, biên soạn lời mới, kỹ năng tổ chức không gian diễn xướng dân ca lời cổ và lời mới... Kết thúc khóa học, học viên sẽ được cấp bằng trung cấp nghề nghệ thuật biểu diễn dân ca theo quy định.

Người dân Hương Sơn được đào tạo trung cấp nghệ thuật biểu diễn dân ca

Thạc sĩ Lê Thị Cần – Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nguyễn Du phát biểu tại lễ khai giảng.

Để bảo tồn và phát huy giá trị dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh theo Nghị quyết 93/2018/HĐND ngày 18/7/2018 của Hội đồng Nhân dân tỉnh, thời gian qua, huyện Hương Sơn đã ban hành nhiều văn bản cũng như chính sách đặc biệt hỗ trợ các địa phương thành lập các CLB dân ca ví, giặm. Nhờ đó, đến thời điểm này, toàn huyện đã thành lập được 15 CLB tại các xã, thị trấn, mỗi CLB có từ 20 – 30 thành viên tham gia.

Người dân Hương Sơn được đào tạo trung cấp nghệ thuật biểu diễn dân ca

Huyện Hương Sơn đang nỗ lực phấn đấu nâng số CLB Dân ca vi, giặm Nghệ Tĩnh lên 25 CLB nhằm đảm bảo mỗi xã, thị trấn có 1 CLB. Ngoài ra, các trường tiểu học trên địa bàn đã cơ bản thành lập được các CLB dân ca ví, giặm, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của Nhân dân địa phương.

Ông Trịnh Ngọc Chung
Giám đốc Trung tâm Văn hóa - truyền thông Hương Sơn

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Xa xa, trên con đường mòn sắp được mở rộng, những người nông dân đang trở về nhà từ cánh đồng vừa cày ải. Họ nhìn ra phía đồi chè. Dù chưa ai biết mai này sẽ ra sao, nhưng lúc này, chỉ lúc này thôi, tất cả vẫn còn nguyên vẹn.
Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.
'Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối' vượt qua mức doanh thu 45 tỷ đồng

'Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối' vượt qua mức doanh thu 45 tỷ đồng

Ra mắt ngày 4/4 tại các rạp trên toàn quốc, bộ phim lịch sử, chiến tranh cách mạng do tư nhân đầu tư vốn “Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối” đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của khán giả khắp cả nước. Chỉ sau 2 ngày công chiếu chính thức, 4 ngày chiếu sớm, bộ phim đã vượt qua mức doanh thu 45 tỷ đồng và tiếp tục tăng.
Dạ hội văn nghệ “Hồng Lĩnh tự hào địa linh”

Dạ hội văn nghệ “Hồng Lĩnh tự hào địa linh”

Dạ hội văn nghệ với chủ đề “Hồng Lĩnh tự hào địa linh” để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân và du khách về tham dự Đại lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tại TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh).