Người trẻ góp sức bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội

(Baohatinh.vn) - Ngày nay, nhiều lễ hội được khôi phục, phát triển mạnh mẽ. Hòa cùng không gian văn hóa đó, thế hệ trẻ Hà Tĩnh đã có những hành động tích cực, thiết thực, góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống.

bqbht_br_orange-and-pink-gradient-modern-elegant-motivational-self-love-affirmations-instagram-post-850-x-567-px-1.jpg
Chị Võ Thùy Linh.

Chị Võ Thùy Linh (thị trấn Thạch Hà): Đi lễ chùa cầu bình an và hướng thiện

Từ nhỏ, tôi đã thường xuyên theo bà ngoại lên chùa để tụng kinh niệm Phật và cầu bình an mỗi dịp lễ, tết. Thói quen đó đến tận bây giờ tôi vẫn giữ và thực hành theo cách thức mà bà tôi đã dạy. Mỗi lần đi lễ chùa, tôi đều thấy tâm hồn thư thái, bình an. Đặc biệt, trong những dịp quan trọng như đầu xuân năm mới, tôi luôn cầu mong những điều may mắn, an lành cho gia đình và tất cả mọi người. Những bài giảng về phật pháp cũng giúp tôi luôn sống hướng thiện, biết quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh.

Nhiều năm nay, tôi là một thành viên trong hội thanh niên phật tử của chùa Phúc Linh (xã Thạch Đài - TP Hà Tĩnh). Tôi cùng với nhiều bạn trẻ phật tử khác thường xuyên lên chùa phụ giúp các sư thầy vệ sinh cảnh quan, bày biện lễ vật; tham gia các chương trình thiện nguyện. Vào các dịp lễ trọng như: Phật đản, Vu lan, mừng xuân mới hay khóa tu mùa hè…, chúng tôi tham gia tích cực trong ban hậu cần, hướng dẫn người dân, phật tử hành lễ đúng quy định, góp phần vào thành công của các buổi lễ, lan tỏa nét đẹp văn hóa truyền thống.

bqbht_br_search-box-1.jpg
Chị Nguyễn Thị Phương.

Chị Nguyễn Thị Phương - Bí thư Đoàn Thanh niên xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên): Thanh niên tích cực tham gia thực hành lễ hội

Cầu ngư Nhượng Bạn là một lễ hội truyền thống có từ lâu đời của người dân xã Cẩm Nhượng, được tổ chức vào ngày mùng 7-8/4 âm lịch hằng năm. Thế hệ thanh niên chúng tôi lớn lên đã được ông bà, cha mẹ kể nhiều về nguồn gốc và cách thức thực hành lễ hội này.

Xác định vai trò của tuổi trẻ trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa trên quê hương, đặc biệt là lễ hội cầu ngư, thời gian qua, Đoàn Thanh niên xã Cẩm Nhượng đã phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá lễ hội; vận động ĐVTN và người dân chia sẻ, lan tỏa thông tin về lễ hội; triển khai mô hình bản đồ số các di tích lịch sử, lễ hội văn hóa trên địa bàn để tạo thuận lợi cho du khách truy cập, tìm hiểu.

Cùng đó, tham gia chỉnh trang, lao động vệ sinh tại khu vực Miếu Ngư Ông - nơi diễn ra lễ hội cầu ngư; điều động lực lượng đoàn viên tham gia tập luyện cho lễ hội… Qua đó, góp phần tuyên truyền, giáo dục giá trị văn hóa, lịch sử của quê hương; đồng thời, nâng cao ý thức, trách nhiệm của ĐVTN trong bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống gắn với phát triển KT-XH, xây dựng xã Cẩm Nhượng ngày càng giàu đẹp, văn minh.

bqbht_br_purple-illustrative-thank-you-facebook-post-850-x-567-px.jpg
Anh Nguyễn Mậu Tài.

Anh Nguyễn Mậu Tài - xã Sơn Ninh (Hương Sơn): Nhân lên nguồn cảm hứng trong cuộc sống

Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông là sự kiện văn hóa quan trọng, là dịp tôn vinh công lao to lớn của Đại danh y Lê Hữu Trác. Lễ hội gồm phần lễ và phần hội, trong đó phần hội diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, trò chơi dân gian sôi nổi.

Tại lễ hội năm nay, tôi tham gia Giải Việt dã leo núi Minh Tự. Giải có sự tham gia của 101 VĐV (52 nam, 49 nữ) đến từ 22 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Chúng tôi thi đấu với khí thế hào hứng và nỗ lực hết mình để chinh phục quãng đường dài hơn 800m, độ cao khoảng 800m.

Bằng nỗ lực và quyết tâm cao độ, tôi đã vượt qua 51 VĐV để giành giải nhất ở nội dung cá nhân nam. Với tôi, thành tích này không chỉ là niềm vui cá nhân mà còn là động lực để tiếp tục cố gắng hơn trong cuộc sống. Tôi tin rằng, tinh thần của Hải Thượng Lãn Ông về sự kiên trì, nỗ lực và không ngại khó khăn, thử thách… sẽ luôn là nguồn cảm hứng cho bản thân.

Tại lễ hội Hải Thượng Lãn Ông, huyện Hương Sơn còn tổ chức nhiều hoạt động khác như lễ dâng hương, giải đua thuyền, thi viết thư pháp, gói bánh chưng… Các hoạt động của lễ hội đã giúp tôi hiểu rõ hơn về những giá trị mà Hải Thượng Lãn Ông đã để lại cho hậu thế. Đây cũng là cơ hội để những người trẻ ý thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa.

bqbht_br_beige-blue-gradient-motivation-qoute-instagram-post-850-x-567-px-1.jpg
Chị Đào Thị Ánh Linh.

Chị Đào Thị Ánh Linh - Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Green (phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh): Nỗ lực hơn trong việc khai thác giá trị lễ hội

Lễ hội được coi là nét văn hóa không thể thiếu của người dân Việt Nam mỗi dịp Tết đến xuân về. Theo số liệu thống kê, cả nước có gần 8.000 lễ hội, riêng Hà Tĩnh hiện có 67 lễ hội được duy trì và diễn ra dàn trải trong năm. Trong đó, có một số lễ hội nổi tiếng như: Lễ hội chùa Hương Tích (Can Lộc), Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông (Hương Sơn), Lễ hội đền Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi (Thạch Hà), Lễ giỗ Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu (TX Kỳ Anh)…

Các lễ hội đều gắn với di tích văn hóa, lịch sử nổi tiếng của mảnh đất Hà Tĩnh. Vì vậy, việc tỉnh nhà tổ chức các lễ hội sẽ góp phần quảng bá những giá trị văn hóa, lịch sử… khiến du khách càng thêm yêu mến miền đất núi Hồng - sông La.

Với vai trò là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, tôi nhận thấy rõ tiềm năng to lớn của việc khai thác các giá trị lễ hội trong bối cảnh hiện nay. Theo đó, chúng tôi sẽ xây dựng các sản phẩm du lịch đa dạng và hấp dẫn như: tour khám phá lễ hội, các chương trình trải nghiệm văn hóa… Cùng đó, tăng cường giới thiệu các lễ hội truyền thống của Hà Tĩnh với du khách qua các kênh như mạng xã hội, website, báo chí, truyền hình... Đặc biệt, phối hợp với các đơn vị lữ hành thuộc các tỉnh, thành phố khác nhằm giới thiệu sản phẩm tour mang tính chất liên kết vùng... góp phần tạo sức hút, xúc tiến du lịch. Kỳ vọng, những nỗ lực đó sẽ góp phần đưa du lịch tỉnh nhà ngày càng phát triển, đồng thời bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống Hà Tĩnh.

Chủ đề Lễ hội

Chủ đề Du lịch Hà Tĩnh

Đọc thêm

ABC News: Vì sao bánh mì Việt Nam khiến người Australia 'phát cuồng'?

ABC News: Vì sao bánh mì Việt Nam khiến người Australia 'phát cuồng'?

Trang tin tức ABC News vừa đăng tải bài viết với tiêu đề “Why are Australians obsessed with bánh mì, the Vietnamese roll with the complex history?” (Tạm dịch: Vì sao người Australia “mê” bánh mì Việt Nam, món ăn giản dị chứa đựng câu chuyện lịch sử đặc biệt), phản ánh sức hút ngày càng lớn của bánh mì Việt trên đất Australia.
Podcast truyện ngắn: Kỷ vật cuối cùng

Podcast truyện ngắn: Kỷ vật cuối cùng

Chiếc đồng hồ cũ kỹ nằm im lìm trong hộp gỗ, phủ đầy bụi thời gian. Đó là kỷ vật giản dị, chứa đựng cả một kho tàng ký ức về người bà đã khuất với biết bao câu chuyện, những hồi ức đẹp đẽ về một thời đã qua...
Ly sữa chua... “chát”!?

Ly sữa chua... “chát”!?

Vị thanh mát của ly sữa chua đánh đá post lên mạng hôm ấy giờ chỉ còn trong mường tượng, nhưng dư vị chua ít, chát nhiều còn đọng lại và phảng phất gần xa ở Hà Tĩnh.
Thắp sáng tinh thần từ bi và hướng thiện

Thắp sáng tinh thần từ bi và hướng thiện

Đại lễ Phật đản được tổ chức tại hơn 300 ngôi chùa lớn, nhỏ trên địa bàn Hà Tĩnh là dịp để cộng đồng nhìn nhận những giá trị sống tích cực, lan tỏa tinh thần từ bi, hướng thiện của Phật giáo.
Podcast tản văn: Vàng nắng vàng đồng

Podcast tản văn: Vàng nắng vàng đồng

Sinh ra và lớn lên ở quê, những cảnh vật, con người nơi đây đã quá quen thuộc với tôi. Tôi yêu dòng sông như dải lụa xanh uốn lượn ôm trọn xóm thôn; yêu những hàng bằng lăng tím lịm chạy dọc theo con đường làng; yêu cả những tường rào được phủ sắc hoa tigon đỏ tươi như màu máu con tim trong bài thơ tình lãng mạn của ai đó...
Podcast truyện ngắn: Bí mật dưới chân đèn

Podcast truyện ngắn: Bí mật dưới chân đèn

Tuổi trẻ của mẹ tôi là một phần ký ức đẹp đẽ của hai người lính. Tôi lại là con gái của mẹ. Đó là một nỗi niềm sâu kín. Kỷ vật này, tôi sẽ thay mẹ mình giữ mãi...
Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Về thăm quê Bác tháng 5, ta như được đi trong làn hương thơm dịu mát của hoa sen, loài hoa với phẩm cách thanh cao và luôn tỏa rạng, tỏa sáng, vừa thoảng hương thơm ngát, vừa bình dị gần gũi với đồng quê mộc mạc.
Podcast đến với bài thơ hay: Một chiều Đồng Lộc

Podcast đến với bài thơ hay: Một chiều Đồng Lộc

Đã có hàng trăm bài thơ ra đời tỏ lòng khâm phục và tiếc thương mười cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc cùng bao người con đã ngã xuống nơi đây, dẫu vậy, “Một chiều Đồng Lộc” vẫn để lại dấu ấn riêng về tứ thơ và tình cảm của tác giả.
Podcast tản văn: Bến nước sông quê

Podcast tản văn: Bến nước sông quê

Có những dòng sông không chỉ chảy qua đất đai mà còn chảy dọc theo miền ký ức. Có những bến nước không chỉ là nơi neo đậu của những chuyến đò ngang, mà còn là nơi neo đậu của hồn quê, của tình người, và những kỷ niệm lắng sâu.
Podcast tản văn: Nhớ bóng tre làng

Podcast tản văn: Nhớ bóng tre làng

Tôi sinh ra và lớn lên từ làng, nơi có lũy tre xanh rì rào khăng khít, nơi ôm ấp tôi từ thuở ấu thơ đầu trần chân đất, nơi thật thà chất phác ruộng đồng vàng hươm, dòng kênh miệt mài tưới tắm đi qua bao vật đổi sao dời…
Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Mùa lúa trổ bông

Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Mùa lúa trổ bông

Chiều quê yên ả, những cánh đồng mướt xanh như tấm thảm trải dài vô tận. Màu xanh ngút ngàn căng tràn sức sống của lúa đương thì con gái khiến người xem như được tiếp thêm nguồn sinh lực sống mạnh mẽ...
Thái Lan lo du lịch Việt Nam vượt mặt

Thái Lan lo du lịch Việt Nam vượt mặt

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3 tăng gần 50% so với trước đại dịch, trong khi Thái Lan tăng trưởng chậm khiến các doanh nghiệp lữ hành lo lắng.
Podcast truyện ngắn: Mùa cau trở lại

Podcast truyện ngắn: Mùa cau trở lại

"Mùa cau trở lại" của tác giả Sơn Trần. Với giọng kể chân thành, mộc mạc, câu chuyện không chỉ nói về mùa cau – mùa vụ gắn bó với đời sống người dân quê – mà còn thấm đẫm những tình cảm gia đình, nỗi nhớ quê hương, và tình yêu âm thầm mà sâu sắc.
Podcast tản văn: Nhớ nhung mít ta ở làng

Podcast tản văn: Nhớ nhung mít ta ở làng

Có những hương vị tuổi thơ chỉ cần nhắc tới thôi đã khiến lòng ta thổn thức. Trong ký ức của nhiều người, trái mít quê – mộc mạc, thơm nồng – không chỉ là món quà ngọt ngào của đất trời mà còn là biểu tượng của tình làng nghĩa xóm, đầy ắp yêu thương.
Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025

Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025

Sáng 6/5, Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025 đã khai mạc trọng thể tại Học viện Phật giáo Việt Nam ở TP Hồ Chí Minh với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững".