Người Việt sáng chế thiết bị diệt vi khuẩn

Thiết bị diệt khuẩn CV-19 do GS Tín và các cộng sự sáng chế có thể tạo 30-50 triệu ion âm mỗi giây, làm suy yếu và tiêu diệt vi khuẩn trong không gian kín.

Ý tưởng về máy diệt virus CV-19 được nhóm nghiên cứu của GS Trần Văn Tín, Viện Khoa học phát triển Tài năng Việt Nam thực hiện từ năm 2019 trên cơ sở bằng sáng chế về mạch điện tạo ion âm được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp trước đó 6 năm.

Thiết bị có kiểu dáng nhỏ gọn, vỏ nhựa, bên trong tích hợp mạch điện tạo ion âm. Mạch điện này sinh ra ion âm bằng cách liên tục tạo ra tia lửa điện từ nguồn cao thế 2.4 kV một chiều.

GS Tín cho biết, thiết bị cần đặt ở những nơi có nhiều gió trong phòng như dưới máy lạnh, quạt để khả năng xử lý, giúp ion âm khuếch tán ra cả phòng nhanh hơn.

Người Việt sáng chế thiết bị diệt vi khuẩn

GS Trần Văn Tín dùng máy kiểm tra số lượng ion âm của máy khi gắn cạnh điều hòa trong phòng. Ảnh: Hà An

Khi hoạt động, các ion âm được tạo ra, dẫn qua ống làm bằng sợi thủy tinh đưa ra không khí với mật độ 30-50 triệu ion âm mỗi giây trong một cm3. Các gốc ion này khi đi vào không khí sẽ bám trên bề mặt vi khuẩn, virus, nấm mốc và hút hydro từ protein của chúng, làm suy yếu và bị tiêu diệt.

Ngoài ra ion âm này khi gặp các hợp chất hữu cơ gây ô nhiễm sẽ phân rã chúng bằng cách lấy đi các phân tử hydro để tạo thành phân tử nước. Điều này giúp không khí được làm sạch, ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn, virus giúp con người tăng cường khả năng miễn dịch. Sản phẩm sử dụng cổng USB lấy nguồn điện hoạt động, tạo sự tiện lợi cho người dùng.

Người Việt sáng chế thiết bị diệt vi khuẩn

Máy diệt khuẩn CV-19 có kiểu dáng nhỏ gọn, dùng nguồn USB. Ảnh: Hà An

Ông Tín cho biết, máy ion âm hoạt động phù hợp nhất trong phòng diện tích dưới 27 m2, thời gian các ion âm làm sạch phòng khoảng 15 đến 30 phút. Việc các ion âm xử lý làm sạch phòng phụ thuộc vào mức độ các chất độc hại có bên trong.

Tháng 8/2021, sản phẩm được Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế kiểm nghiệm, chứng nhận diệt 99,9% các loại vi khuẩn.

Theo tiến sĩ Hồ Thanh Tâm, thành viên nhóm nghiên cứu, về mặt lý thuyết, khả năng tiêu diệt Covid-19 của máy là rất cao. Tuy nhiên, cần có số liệu về lâm sàng để có thể đi đến khẳng định việc này.

Sản phẩm có giá khoảng 500.000 đồng/bộ. Khi Covid-19 bùng phát, nhóm đã tặng hàng trăm thiết bị cho các khu cách ly, bệnh viện điều trị Covid-19, các cơ quan, đơn vị tại TP HCM và các tỉnh Nam Bộ hỗ trợ phòng chống dịch.

Tại huyện Ô Môn, TP Cần Thơ, đơn vị đã trao tặng 10 máy diệt virus CV-19 cho khu cách ly của huyện. Theo lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Ô Môn, đơn vị đã sử dụng cho 10 phòng cách ly. Máy hỗ trợ việc diệt khuẩn, ngăn chặn lây nhiễm chéo giữa bệnh nhân trong phòng.

Theo Hà An/VnExpress

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.