Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ Vu lan, Xá tội vong nhân

Một số sách nghiên cứu ghi lại lễ Vu lan và lễ Xá tội vong nhân đều có nguồn gốc từ Phật thoại, kể về các đồ đệ của đức Phật bố thí ẩm thực.

Rằm tháng 7 ngoài tên gọi là Tết Trung Nguyên (một tiết khí của văn hóa Đạo giáo), còn được gọi là lễ Vu lan báo hiếu và Lễ Xá tội vong nhân. Đây là dịp để con cháu tỏ lòng hiếu thuận với cha mẹ, ông bà và cũng là dịp để người ta giúp đỡ những linh hồn đói khát.

Bố thí ẩm thực cho quỷ đói

Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng (sách Đặc khảo về Tín ngưỡng thờ gia thần), lễ Vu lan báo hiếu và lễ Xá tội vong nhân đều có nguồn gốc từ Phật thoại pháp sự thí thực ngạ quỷ (bố thí ẩm thực cho quỷ đói).

Đặc khảo về tín ngưỡng thờ gia thần. Ảnh: Tuấn Bình.
Đặc khảo về tín ngưỡng thờ gia thần. Ảnh: Tuấn Bình.

Theo quan niệm của Phật giáo, chết không phải là sự kết thúc hẳn, nó chỉ là điểm cuối của một thời kỳ nằm trong chuỗi dài vô tận của 6 cõi / kiếp luân hồi (lục đạo: Địa ngục, Súc sanh, Ngạ quỷ, A Tu La, Người, Thiên). Theo đó, các vong hồn tùy theo các nghiệp và tội ác khác nhau khi sinh tiền sẽ phải trải qua phân loại, xét xử.

Ở đệ nhất điện (thập điện Diêm vương), nơi xét xử đầu tiên, các vong hồn sẽ được phân loại. Những người hiền đạo đức, hoàn toàn tốt, được cho tiếp dẫn về cõi Tịnh độ / Cực lạc, tức vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi sinh tử.

Những người hoàn toàn xấu bị đầy xuống địa ngục. Những người tội phước bằng nhau được chuyển thẳng đến điện thứ 10 cho đầu thai. Những người phước ít, tội nhiều thì tùy tội nặng nhẹ được chuyển qua điện thứ 2 đến điện thứ 9 để thụ tội. Các hình phạt nặng nhẹ, thời gian lưu giữ tại nơi luyện ngục dài hay ngắn tỷ lệ tương ứng với ít hay nhiều.

Theo tín niệm “âm dương đồng nhất” của Nho giáo, con cháu tu lo mồ mả, thực hiện đầy đủ cúng giỗ, đốt tiền vàng bạc, đồ mã, cốt để tổ tiên thế giới bên kia không bị đói khát, thiếu thốn.

Ngược lại, theo tín niệm của Phật giáo, việc chuộc tội cho vong hồn cha mẹ, thân thích có thể thực hiện được bằng việc bố thí, cúng dường tam bảo, chư tăng, làm việc thiện để tìm kiếm công đức cho tổ tiên sớm siêu độ, thoát khỏi u đồ ác đạo hoặc đạt được cảnh giới Cực lạc. Việc cúng dường chư tăng vào ngày Vu Lan bồn cốt nhờ công đức của chư tăng mà diệt trừ nỗi khổ cho vong hồn tổ tiên mình.

Theo Kinh Vu Lan Bồn, đệ tử của Phật tổ là Mục Kiền Liên dùng thiên nhãn thông thấy mẹ bị đọa vào đường ngạ quỷ (quỷ đói), ngày đêm khổ sở liên tục. Thấy vậy, Mục Kiền Liên dùng thần thông xuống địa ngục dâng cơm cho mẹ, nhưng do ác nghiệp thọ báo nên cơm biến thành lửa, bà không ăn được.

Mục Kiền Liên cầu xin Phật giải cứu cho mẹ. Phật dạy Mục Kiền Liên: Vào ngày rằm tháng 7 dùng thức ăn quý, vật phẩm cúng dường tam bảo sẽ được vô lượng công đức, cứu được cha mẹ bảy đời.

Còn lễ xá tội vong nhân thì có nguồn gốc từ một Phật thoại khác đó là chuyện của A-nan - học trò của Phật đươc một ngạ quỷ (còn gọi là Diệm Khẩu) báo cho biết 3 ngày nữa sẽ bị chết và bị đọa vào đường ngạ quỷ. A-nan lo sợ, đến trước Phật cầu xin cứu độ.

Đức Phật nhân đó nói kinh Diệm Khẩu và Pháp thí thực cho ông nghe: Nếu ông có thể bố thí thức ăn uống cho hằng hà sa số ngạ quỷ thì chẳng những không bị đọa đầy vào đường ấy mà còn kéo dài tuổi thọ, được quỷ thần phù hộ gặp được an lành.

Qua hai phật thoại trên, có thể thấy pháp sự thí thực ngạ quỷ là nhằm xiển dương hạnh bố thí, cũng tức là thể hiện lòng đại từ bi đối với chúng sinh, đói khát khổ não.

Ở Vu Lan Bồn có ý nghĩa báo ân / báo hiếu có phần tương đồng với Nho gia, nhưng cái khác ở đây đối tượng dâng lễ vật không phải là các vong hồn của ông bà cha mẹ quá vãng mà là tam bảo, cụ thể là chư tăng qua đó, nương nhờ công đức tam bảo mà hồi hướng đặng siêu độ cho vong hồn thân quyến thoát khỏi nỗi thống khổ và sớm được siêu sinh.

Mục đích tối hậu của hai pháp sự này là rốt ráo nhằm vào cứu cánh giải thoát. Các biện sự về thế giới bên kia của Phật cốt yếu là phương tiện giáo hóa chúng sinh, hướng vào mục đích khuyến thiện trừng ác của con người trần thế.

Tranh vẽ tôn giả A Nan Đà gặp quỷ diệm khẩu. Nguồn: vtcnews.
Tranh vẽ tôn giả A Nan Đà gặp quỷ diệm khẩu. Nguồn: vtcnews.

Hướng về các điều thiện

Cùng chung với cách lý giải của nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng, nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc (sách Hà Nội phong tục văn chương) cũng cho rằng lễ Vu Lan và lễ Xá tội vong nhân cũng bắt nguồn từ hai phật thoại nói trên.

Sách Hà Nội phong tục văn chương. Ảnh: M.M.
Sách Hà Nội phong tục văn chương. Ảnh: M.M.

Tuy nhiên, phật thoại Xá tội vong nhân chỉ nói về việc bố thí quỷ đói, nhưng sang nước ta thì việc bố thí này có nghĩa rộng ra là bố thí cho tất cả vong hồn vật vờ không nơi nương tựa (do không có thân thích trên trần gian để cúng cho).

Vì vậy, ở ta lễ rằm tháng 7 vừa là cầu cho cha mẹ (và tổ tiên) thoát khỏi cảnh khổ nơi địa ngục lại vừa bố thí cho cô hồn. Dân ta coi đó là ngày Diêm vương mở cửa ngục cho tất cả vong hồn trên trần gian, vậy nên ngày này, ngoài việc cúng tổ tiên, trong dân gian còn có lệ cúng cháo cho chúng sinh.

Còn PGS.TS Bùi Xuân Đính (sách Bách khoa thư làng Việt cổ truyền) thì lại cho rằng nguồn gốc, các tiết lễ vào ngày rằm tháng bảy có sự khác biệt khá rõ rệt.

Lễ Vu lan, xuất phát từ sự tích về Đại đức Mục Kiền Liên với lòng đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói). Lễ Xá tội vong nhân có nguồn gốc từ tín ngưỡng dân gian. Các lễ này dù không có cùng nguồn gốc nhưng có mối tương quan nhất định, đều lấy ngày rằm tháng bảy để thiết tế chay đàn, phóng sinh, bố thí và hướng về các điều thiện.

Theo tín ngưỡng dân gian, dịp rằm tháng bảy là dịp âm phủ mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân, nên có lễ cúng cô hồn (vào buổi chiều), còn gọi là cúng thí thực (tặng thức ăn) cho các vong linh không nơi nương tựa, không có thân nhân trên trần gian thờ cúng.

Lễ vật trên mâm cúng cô hồn gồm có quần áo giấy với nhiều màu sắc (xanh, đỏ, tím, vàng, hồng), các loại bánh kẹo, chè lam, kẹo vừng, kẹo dồi, bánh quế, 12 chén cháo loãng (cháo hoa), tiền vàng mã, nước lã hoặc rượu nếp, chén muối, chén gạo, ngô, khoai lang, khoai tây, các loại quả trong mùa (ổi, thị, na...).

Tác giả sách Bách khoa thư làng Việt cổ truyền còn cho biết, mâm cúng cô hồn tuyệt đối không dùng đồ mặn vì quan niệm đem bày đồ này sẽ làm dậy lòng tham của các cô hồn, sẽ quấy rối gia chủ.

Sau khi cúng cô hồn xong gia chủ phải thực hiện thủ tục “tiễn khách”, tức mời các vong đi, để tránh đưa vong hồn vào nhà.

znews.vn

Đọc thêm

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Kho từ vựng của gen Z đang mang đến làn sóng sáng tạo mới trong ngôn ngữ, tạo dấu ấn, phong cách của người trẻ trong giao tiếp nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lệch chuẩn nếu lạm dụng.
Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương (dân ca K’Ho Lạch) do Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Ngày 11/12 tại TP Hồ Chí Minh, Liên chi hội Bánh Việt Nam (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) và Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam - The Vietnam Bakery Cup 2024 (VNBC), thu hút gần 500 đầu bếp trong và ngoài nước tham gia.
Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá của tác giả Y Soái (phát triển dân ca K’Ho Lạch), do đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Đèo Gió có bao nhiêu là gió, sao không thể cuốn hết chuyện cũ đi để mỗi lần nhìn vào mắt chồng, Hạnh lại thấy mình rơi tõm vào cái hố buồn sâu hun hút...
Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Gió mùa về phố rồi tan vào mặt hồ, vào những con đường xa tít tắp để cả mùa đông ta cứ bâng khuâng tha thiết nhớ, một ký ức mang tên gió mùa…
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay gừng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh
Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Trên sông mưa

Podcast truyện ngắn: Trên sông mưa

Đêm đó, sân đình vang rộn ràng, người người kéo về đi xem hát. Khách ngồi vào giữa những hàng ghế trước sân khấu nhìn quanh. Không thấy bà hàng nước, chỉ thấy một đám trẻ vội vàng kéo nhau vào chật sân đình. Khách nghe họ bảo nhau: “Đêm nay, cô Hiền lên hát đấy”!