Nhánh sông giúp giải mã bí ẩn về cách xây kim tự tháp

Nhánh sông Nile từng chảy đến sát cụm kim tự tháp Giza có thể đã giúp người xưa vận chuyển những khối đá khổng lồ nặng hàng tấn.

Nhánh sông giúp giải mã bí ẩn về cách xây kim tự tháp

Minh họa một nhánh sông Nile từng vươn tới các kim tự tháp. Ảnh: Alex Boersma/PNAS

Các nhà nghiên cứu phát hiện một nhánh sông Nile hiện đã khô cạn từng chảy đến ngay dưới chân cụm kim tự tháp Giza khoảng 4.500 năm trước, Business Insider hôm 2/9 đưa tin.

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences , giúp giải thích phương pháp mà người Ai Cập cổ đại có thể đã sử dụng để vận chuyển hàng triệu khối đá nặng hàng tấn đến vị trí của các kim tự tháp nổi tiếng. “Không thể xây dựng các kim tự tháp ở đây nếu không có nhánh sông Nile này”, nhà địa lý Hader Sheisha, tác giả nghiên cứu, cho biết.

Với kích thước đồ sộ, hình dạng hoàn hảo và những yếu tố trang trí phức tạp, các kim tự tháp ở Giza, ngoại ô Cairo ngày nay, chứng tỏ sức mạnh của các pharaoh trong thời kỳ hoàng kim của Ai Cập. Địa điểm này gồm ba kim tự tháp và tượng Nhân sư lớn, được xây làm lăng mộ cho các pharaoh Khufu, Khafre và Menkaure khoảng từ năm 2560 đến năm 2540 trước Công nguyên.

Kim tự tháp của Khufu, còn gọi là Đại kim tự tháp, được xây dựng đầu tiên và cũng lớn nhất trong ba kim tự tháp. Công trình gồm khoảng 2,3 triệu khối đá vôi và đá hoa cương, mỗi khối nặng 2,5 - 15 tấn, theo National Geographic . Ban đầu, Đại kim tự tháp cao khoảng 147 m, là cấu trúc nhân tạo cao nhất thế giới suốt gần 4.000 năm.

Tuy nhiên, sông Nile cách các kim tự tháp khoảng 6,5 km về phía đông. Câu hỏi làm thế nào thợ xây có thể vận chuyển các khối đá khổng lồ đến địa điểm xây dựng kim tự tháp khiến các nhà khoa học và khảo cổ học lúng túng suốt một thời gian dài.

Họ từng nghĩ rằng người Ai Cập có thể đã vận chuyển các khối đá bằng đường nước. Một tấm giấy cói phát hiện vào năm 2013 hé lộ vị trí của một bến cảng cổ đại gần Biển Đỏ, nơi những khối đá được chất lên, cho thấy người Ai Cập đã biết cách vận chuyển đá dọc theo các con sông. Một số chuyến khai quật khác cũng chỉ ra, người xưa từng xây một bến cảng cạnh các kim tự tháp và thợ xây đã tạo ra những tuyến đường thủy phức tạp gần cảng.

Trong nghiên cứu mới, để xác định xem sông Nile có chảy theo đường khác vào thời điểm đó hay không, nhóm chuyên gia đã đào các hố tại khu vực sa mạc xung quanh cụm kim tự tháp và tìm kiếm phấn hoa cổ đại từ những loài cây như cói và hương bồ, vốn phát triển mạnh trong môi trường nước.

Nghiên cứu chỉ ra, khoảng 4.500 năm trước, trong thời kỳ Khufu, Khafre và Menkaure cai trị, một nhánh ổn định của sông Nile đã vươn xa về phía các kim tự tháp. Nhánh sông này hiện đã biến mất. Phấn hoa từ các loài thực vật chịu hạn cho thấy nhánh sông bắt đầu cạn kiệt hàng thế kỷ trước khi vua Tutankhamun lên nắm quyền, khoảng năm 1350 trước Công nguyên. Theo Sheisha, việc hiểu thêm về môi trường giúp giải quyết một phần bí ẩn trong việc xây dựng kim tự tháp.

Theo Thu Thảo/VNE (Business Insider )

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.