Nhật chứng minh vũ khí Mỹ chỉ đứng thứ 2

Không phải Mỹ mà Nhật Bản mới là nước đầu tiên sản xuất và vào thực chiến những công nghệ đỉnh cao như phóng máy bay từ tàu ngầm, tàu ngầm mini.

Theo những thông tin được công khai, ngay từ Thế chiến thứ 2, người Nhật đã chứng minh công nghệ quốc phòng đỉnh cao của mình khi chế tạo thành công tàu ngầm có thể phóng được chiến đấu cơ.

Cụ thể, Nhật có kế hoạch đóng 18 tàu lớp Sen Toku có khả năng phóng chiến đấu cơ, nhưng do chiến tranh vượt tầm kiểm soát, khó khăn vật liệu, nhân công nên chỉ có 3 con tàu được hoàn thành là tàu I-400, I-401 và I-402.

nhat chung minh vu khi my chi dung thu 2

Mô phỏng máy bay chuẩn bị cất cánh trên tàu ngầm Nhật Bản.

Chiếc I-404 đóng xong đến 95% thì bị trúng bom và không thể hoàn thành. Chiếc I-405 đang đóng dang dở thì cũng ngừng lại vì không đủ kinh phí. Các tàu dự định đóng khác bị hủy ngay trên bàn giấy. Trong 3 chiếc đóng xong đưa vào phục vụ chiến tranh thì có 2 chiếc bị chìm ở Hawaii còn 1 chiếc bị chìm ở Goto.

Tàu ngầm lớp Sen Toku sau đó ít được nhắc đến nhưng với người Nhật, nó là niềm tự hào đáng đi vào huyền thoại vì nó chứng tỏ sức sáng tạo của người Nhật. Chiếc tàu ngầm mới tìm thấy ở ngoài khơi Hawaii được xác định là I-400 - còn được gọi là tàu sân bay dưới lòng biển.

Chúng là loại tàu ngầm có thể mang 3 chiếc thủy phi cơ Aichi M6A Seiran. Chúng có thể đi đến, phóng máy bay và lặn xuống trước khi bị phát hiện. Ngoài ra, loại tàu ngầm này cũng được trang bị ngư lôi để có thể thực hiện việc tác chiến. Lớp I-400 được thiết kế để có thể đi đến bất cứ đâu trên thế giới và trở về.

Cụ thể hơn, mỗi tàu có 4 động cơ diesel 3.000 mã lực và mang đủ nhiên liệu để đi một vòng rưỡi quanh Trái đất. Chúng nặng 6.500 tấn và dài 400 feet (120m) gấp ba lần tàu ngầm bình thường hiện tại.

Chúng mang 4 súng phòng không, một khẩu pháo trên mạng tàu và 8 ống phóng ngư lôi. Chúng có thể mang 3 chiếc thủy phi cơ Aichi M6A Seiran mỗi chiếc có thể mang 800kg bom đạn và bay xa 650km với tốc độ 295 dặm/h.

Cánh của Seiran có thể gấp lại, đuôi ngang và dọc của máy bay có thể gập xuống để có thể thu nhỏ đường kính của máy bay cho vừa với khoan chứa. Khi chuẩn bị chiến đấu máy bay có sải cánh 40 feet (12m) và chiều dài là 38 feet (11,6m).

Cần 1 nhóm 4 người chuẩn bị cho ba chiếc máy bay trong vòng 45 phút. Máy bay sẽ cất cánh trên bệ phóng dài 37m đặt trên boong tàu. Sự tồn tại của loại máy bay này hoàn toàn không được biết đến đối với tình báo của quân Đồng Minh.

nhat chung minh vu khi my chi dung thu 2

Tàu ngầm mini Nhật Bản bị bắn chìm trong Thế chiến thứ 2.

Ngoài việc chế tạo thành công tàu ngầm phóng máy bay, cũng trong Thế chiến thứ 2, Nhật Bản còn chế tạo và đưa vào thực chiến tàu ngầm mini được vũ trang hạng nặng được định danh là Loại A. Vũ khí của tàu ngầm này là 2 quả ngư lôi.

Hiện không có nhiều thông tin về loại tàu ngầm này nhưng theo một số nguồn tin từ quân đồng minh, Hải quân Nhật Bản đã sử dụng loại tàu này cho cuộc chiến tại Trân Châu cảng khi nó phóng một quả ngư lôi vào chiến hạm USS West Virginia của Mỹ.

Sau đó, tàu ngầm này quay đầu và bắn tiếp quả ngư lôi thứ 2 vào tàu chiến USS Oklahoma cũng của Mỹ. Tuy nhiên, con tàu ngầm này đã bị phát hiện và bắn chìm.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Phó Thủ tướng gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà

Phó Thủ tướng gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Nguyễn Hoà Bình vừa gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh về thành tích xuất sắc triệt phá thành công đường dây buôn bán hơn 6.000 điện thoại di động giả. Trong thư Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình viết:
Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Dưới sự chủ trì phối hợp của Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh, các lực lượng công an, quân sự, hải quan, kiểm lâm… đã cùng vào cuộc hiệu quả chung tay bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Trước diễn biến phức tạp của bão số 6, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo ban CHQS các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân.