Nhiếp ảnh gia Pháp tặng ảnh "Bà cụ đẹp nhất thế giới"

(Baohatinh.vn) - Sáng nay (8/3), tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã diễn ra lễ tiếp nhận bức ảnh “Bà cụ đẹp nhất thế giới” do nhiếp ảnh gia người Pháp Rehahn Croquevielle trao tặng. Dự lễ có Phó Chủ tịch LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyết, Tham tán Đại sứ quán Pháp Eva Mỹ Bình và sự hiện diện của nhân vật trong bức ảnh – bà Bùi Thị Xong.

Bức ảnh cụ bà Hội An trong bộ ảnh "Nụ cười ẩn giấu" (Hidden Smile) của nhiếp ảnh gia Pháp Rehahn Croquevielle đã góp phần mang hình ảnh người phụ nữ Việt Nam tới cả thế giới. (Ảnh: NVCC).

Bức ảnh cụ bà Hội An trong bộ ảnh "Nụ cười ẩn giấu" (Hidden Smile) của nhiếp ảnh gia Pháp Rehahn Croquevielle đã góp phần mang hình ảnh người phụ nữ Việt Nam tới cả thế giới. (Ảnh: NVCC).

Bức ảnh “Bà cụ đẹp nhất thế giới” do nhiếp ảnh gia người Pháp Rehahn Croquevielle chụp. Ông là người đã giới thiệu con người, cảnh đẹp cùng những nét văn hóa truyền thống của người Việt qua hàng ngàn bức ảnh của mình.

Với sự giúp đỡ của Đại sứ quán Pháp, nhiếp ảnh gia Rehahn Croqueviella đã quyết định tặng bức ảnh “Bà cụ đẹp nhất thế giới” cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Đây là bức ảnh chụp cụ bà Bùi Thị Xong, một người làm nghề chèo thuyền ở Hội An, là một trong những bức ảnh đầu tiên nhiếp ảnh gia Rehahn chụp trong bộ ảnh Hidden Smile (Nụ cười ẩn giấu), ghi lại những nụ cười che miệng của người Việt.

Nhiếp ảnh gia Rehahn trao tặng bức ảnh cho nhân vật và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Nhiếp ảnh gia Rehahn trao tặng bức ảnh cho nhân vật và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Cụ Xong trong bức ảnh này được báo chí Mỹ đánh giá là bà cụ đẹp nhất thế giới. Bức ảnh đã được chọn làm ảnh bìa cho tập 1 của cuốn sách “Vietnam – Mosaic of contrast” (Việt Nam – những mảnh ghép tương phản) xuất bản năm 2014 gồm gần 150 bức ảnh về con người và đất nước Việt Nam, nơi anh đã chọn làm ngôi nhà thứ hai của mình.

Bức ảnh đã được nhiếp ảnh gia người Pháp Rehahn triển lãm tại 40 nước trên thế giới và sắp tới sẽ tiếp tục được đưa đi triển lãm tại nhiều nước khác.

Sinh năm 1979 tại Normandy, Pháp, Réhahn đã luôn luôn sống với niềm đam mê du lịch và nhiếp ảnh.

Năm 2007, trong chuyến đi làm nhiệm vụ cùng với một tổ chức phi lợi nhuận tại Việt Nam, Réhahn đã nảy sinh tình cảm với người dân đất nước này. Anh bắt đầu dành nhiều thời gian hơn vào khám phá Việt Nam và văn hóa của nước này thông qua ống kính máy ảnh của mình trong chuyến đi hàng năm của mình tại Việt Nam.

Đến năm 2011, Réhahn quyết định chuyển đến sống tại khu phố cổ nhỏ bé ở Hội An. Nhiếp ảnh gia Rehahn dành phần lớn thời gian của mình để đi các nơi và gặp gỡ những người mới cho dù đó là người địa phương hoặc khách du lịch để tìm kiếm thời điểm thích hợp để chụp ảnh.

Bảy năm ở Việt Nam đi du lịch bằng chiếc xe máy của mình, dù mới chỉ đi hết ¼ đất nước, Réhahn đã chụp được hơn 40.000 bức ảnh; tuy nhiên, chỉ có 145 trong số các bức ảnh đã được đưa vào cuốn sách ảnh đầu tiên của anh “Việt Nam – Những mảnh ghép tương phản” (“Vietnam – Mosaic of Contrasts.”).

Cuốn sách là một câu chuyện mà nhiếp ảnh gia Rehahn mong muốn chia sẻ với thế giới về quan điểm và những câu chuyện về Việt Nam của mình. Nó mô tả các khía cạnh khác nhau của Việt Nam theo cách rất riêng của Réhahn và ý định của anh là để cho phép mỗi người xem cảm nhận về các bức ảnh theo cách tự nhiên của họ giống như cách anh chụp các mẫu ảnh của mình.

Đọc thêm

Vì sao phải đọc sách cùng con?

Vì sao phải đọc sách cùng con?

Ở thời hiện đại, rất nhiều người trẻ đắm chìm trong thế giới mạng, không hiểu được giá trị của sách truyền thống. Vậy, muốn con yêu sách thì người lớn cần phải truyền cảm hứng và làm tấm gương trước.
Văn hóa đọc trong thời đại số

Văn hóa đọc trong thời đại số

Có những người vẫn duy trì thói quen đọc truyền thống, nhưng cũng có nhiều người tiếp cận tri thức qua những phương tiện mới. Thay vì đọc sách giấy, họ tìm đến sách điện tử, audiobook...
Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Gió vẫn thổi. Trái dầu vẫn rơi từ thinh không, xoay tròn hai cánh chạm đất. Trái dầu có hai cánh nhưng gắn liền cùng một bầu. Hồi đó, trận đánh cuối trước giờ giải phóng cũng là mùa dầu bay ngợp trời đất này.
Tự do hay thiếu văn hóa?

Tự do hay thiếu văn hóa?

Những hành động xúc phạm Vua Hùng hay đùa cợt với hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh trên mạng xã hội là những hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, vô ơn, cần bị lên án và tẩy chay.
Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Và tôi, mỗi năm, lại lớn thêm một chút, lại nhớ thêm một phần - như thể cả ký ức của tôi đều nở mùa hoa xoan cũ…
Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Xa xa, trên con đường mòn sắp được mở rộng, những người nông dân đang trở về nhà từ cánh đồng vừa cày ải. Họ nhìn ra phía đồi chè. Dù chưa ai biết mai này sẽ ra sao, nhưng lúc này, chỉ lúc này thôi, tất cả vẫn còn nguyên vẹn.
Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.