(Baohatinh.vn) - Dành tình yêu cho những bộ trang phục truyền thống của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam, càng đi nhiều, nhiếp ảnh gia người Pháp Réhahn Croquevielle càng lo lắng, trăn trở về sự mai một đáng báo động của nghề dệt loại trang phục này.
Em bé người dân tộc M’Nông trong bộ trang phục truyền thống bên cạnh chú voi ở Buôn Ma Thuột. (Ảnh: Réhahn)
Kể từ năm 2011 đến nay, Réhahn Croquevielle đã gặp gỡ, chụp hình 49 trên tổng số 54 dân tộc Việt Nam. “Tôi rất quan tâm đến văn hóa và truyền thống cổ xưa. Ở nhiều nơi, những giá trị văn hóa truyền thống đang dần mai một. Khoảng 10 trong số 49 dân tộc thiểu số Việt Nam mà tôi từng gặp gỡ nay không thể dệt trang phục truyền thống của chính họ, nhiều bản làng thậm chí không còn tìm đâu ra một bộ trang phục truyền thống”, Réhahn ngậm ngùi.
Nhiếp ảnh gia 39 tuổi kể, anh đã được lắng nghe tâm sự của những người lớn tuổi trong bản làng. Họ bày tỏ sự lo lắng khi những giá trị văn hóa truyền thống đang dần bị lãng quên. Réhahn cũng đã gặp những người trẻ không mấy quan tâm đến việc gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Họ biết sử dụng điện thoại, lướt Facebook từ rất sớm. “Cuộc sống tốt hơn đi kèm với sự đánh đổi, đó là xu thế toàn cầu hóa về văn hóa”, Réhahn nói.
Tay máy người Pháp cho biết anh hiện sinh sống tại Việt Nam và sẵn sàng đi khắp nơi để nghiên cứu về vấn đề này. Réhahn có thể ở lại các bản làng cả tuần, sinh sống cùng người dân bản địa và phỏng vấn trưởng làng.
Những dân tộc mà Réhahn đã có cơ hội gặp gỡ có những tín ngưỡng, phong tục, tập quán khác nhau. Anh lấy ví dụ như người M’Nông - một dân tộc thiểu số sống phân bố tại nhiều tỉnh ở vùng đất Tây Nguyên thuộc cao nguyên miền Trung Việt Nam. Người M’Nông sống gần gũi với thiên nhiên, từ xa xưa đã hình thành mối quan hệ tinh thần với rừng. Họ thuần dưỡng, huấn luyện voi rừng trở thành voi nhà để làm phương tiện vận chuyển, phục vụ sản xuất.
“Thật không may, những chú voi đang dần biến mất. Hiện, Việt Nam còn chưa đến 50 cá thể voi hoang dã, ít hơn nhiều so với con số 500 cá thể vào năm 1980”, Réhahn nói. “Chỉ những người sở hữu voi thì mới còn nhớ đến truyền thống này và giữ sự tương tác với những chú voi. Tôi đang cùng với một nhà dân tộc học Việt Nam viết một cuốn sách về chủ đề này”, anh nói thêm.
Nhiếp ảnh gia đang thực hiện dự án về các dân tộc ở Việt Nam cho hay: “Tôi đang chờ giấy phép để đi chụp ảnh những dân tộc còn lại bởi một số dân tộc sinh sống trong những vùng nhạy cảm, gần biên giới với Lào hoặc Trung Quốc. Có thể mất tối đa ba năm để được cấp phép”.
Réhahn bộc bạch cảm thấy may mắn khi tên tuổi của mình ở Việt Nam hiện đã được nhiều người biết đến hơn. Anh hy vọng điều này có thể giúp đỡ phần nào trong việc xin giấy phép. Nhiếp ảnh gia đặt mục tiêu chụp ít nhất 3 dân tộc thiểu số Việt Nam trong năm nay.
Chiêm ngưỡng những bức ảnh chụp người dân tộc thiểu số Việt Nam trong bộ trang phục truyền thống qua ống kính nhiếp ảnh gia Réhahn Croquevielle:
Việc “cày” phim xuyên đêm đã trở thành thói quen của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, đằng sau thú vui ấy là những hệ lụy khôn lường cho sức khỏe thể chất và tinh thần.
Đồng diễn dân vũ, diễu hành với áo dài và Giải Pickleball nữ toàn tỉnh 2025 là những hoạt động sẽ được Hội LHPN Hà Tĩnh tổ chức nhằm chào mừng các ngày lễ lớn và Quốc tế phụ nữ.
“Captain America: Brave New World” nhận nhiều phản hồi tích cực sau buổi chiếu sớm. Phim được kỳ vọng làm bùng nổ phòng vé toàn cầu sau những tuần đầu năm ảm đạm.
Sau 5 ngày ra mắt và dẫn đầu top phim ăn khách toàn quốc mùa Tết 2025, "Đèn âm hồn" cũng đã gây "sốt" phòng vé Hà Tĩnh. Tuy nhiên, với nhiều khán giả, tác phẩm chưa như kỳ vọng.
Chuyên gia nghiên cứu về lịch cho rằng, mốc thời gian năm Mậu Thân 2148 được cho có nhuận 2 tháng Giêng là quá xa. Việc tính toán trải dài trăm năm khó chính xác do vòng quay Trái Đất không ổn định.
Để tỏ lòng thành kính vị vua lãnh đạo Nhân dân chống lại quân xâm lược nhà Đường, lễ giỗ Vua Mai đã được tổ chức trọng thể, linh thiêng, ý nghĩa ở xã Mai Phụ, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh)
Những ngày đầu xuân mới, cao nguyên Mộc Châu khoác lên mình màu trắng tinh khôi của bạt ngàn hoa mận, báo hiệu mùa xuân về. Với hơn 3.200 ha mận trải rộng khắp các triền đồi, Mộc Châu trở thành vùng trồng mận hậu lớn nhất của cả nước. Trong dịp này, du khách từ khắp mọi miền tìm về để chiêm ngưỡng, ngắm nhìn và lưu lại những hình ảnh với hoa mận trắng muốt, tinh khôi.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Dọn quán bán hàng. Phối khí: NSƯT Mạnh Thắng. Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Cầm chiếc bánh buộc lạt vuông vức do chính tay Thàn gói, đôi mắt mẹ bỗng chùng xuống, cảm giác nghẹn ngào cứ thế dâng lên. Bao lâu rồi nhà mới gói bánh chưng, hình như khoảnh khắc này mùa xuân mới về thật rồi đấy...
Lễ cầu quốc thái dân tại chùa Trường Ninh (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) nhằm hướng lòng thành kính, nguyện cầu cho đất nước hưng thịnh, Nhân dân an lạc, mưa thuận gió hòa.
Nhà thờ Nguyễn tộc đại tôn (xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) là nơi thờ phụng, lưu giữ các bản thần sắc, cổ tự về hai vị danh thần Nguyễn Văn Nhu, Nguyễn Trọng Thường.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Ngồi tựa song đào. Phối khí: NS Lưu Ngọc. Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Lễ khai ấn đầu xuân Ất Tỵ là một trong những hoạt động quan trọng của Khu di tích lịch sử văn hoá Đại Hùng (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.
Những ngày đầu năm mới 2025, tác phẩm Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự (1743-1790) được tái bản nhằm chuẩn bị cho sự kiện tưởng niệm 235 năm Ngày mất của danh nhân - tháng 9/2025.
Để có những cảnh quay chân thực của phim "Mưa đỏ", Điện ảnh Quân đội nhân dân đã dựng cả phim trường Thành cổ Quảng Trị với những bối cảnh hoàng tráng, công phu.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Trầu cau Quan họ - Người ở đừng về. Sáng tác: Cố NS Đức Miêng; Phối khí: Trần Minh, Đào Anh Tuấn. Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Hình ảnh trong thơ của người lính trẻ Trần Việt Hoàng (quê Can Lộc, Hà Tĩnh) chứa đựng nhiều yếu tố nổi bật mà tinh tế, không đơn thuần miêu tả mà được đẩy lên thành biểu tượng sâu sắc.
Chương trình nghệ thuật do Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh chỉ đạo tổ chức là những lời ca tiếng hát mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Tỵ 2025.
Trong ngày khai hội, chùa Hương Tích (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã đón hơn 8.000 lượt người dân, du khách về tham gia các hoạt động và tham quan, vãn cảnh, dâng hương.
Thông báo ngày 2/2 của ban tổ chức cho biết, lễ hội đã khai mạc từ ngày 11/1 tại Hwacheon - thị trấn miền núi xa xôi thuộc tỉnh Gangwon của Hàn Quốc.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: "Năm liệu bảy lo", do đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Năm 2024, Taylor Swift khép lại chuyến lưu diễn kéo dài gần 2 năm vòng quanh thế giới đạt doanh thu gần 2 tỷ USD. Đây là con số trong mơ với một nghệ sĩ biểu diễn trong thời kỳ kinh tế khó khăn.
Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Mó cá" do các nghệ nhân dân gian phường xoan An Khái (Kim Đức, Phú Thọ) biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Tiết mục múa độc lập: Bên khung dệt. Biểu diễn: Tốp múa nữ. Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Các hoạt động sôi nổi nhân dịp đầu xuân tại Đình Hoa Vân Hải (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) nhằm thắt chặt tình làng xóm, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực thi đua lao động sản xuất.
Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Hát ru mời rượu" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.