Nhiều người mắc di chứng phổi sau khỏi COVID-19

Những tổn thương hay gặp là hình kính mờ, xơ hóa phổi, viêm phổi tổ chức, dày các vách liên tiểu thùy, khí phế thũng... "Những bất thường này có thể bị bỏ sót trên phim X-quang ngực thẳng thông thường", PGS. TS Phan Thu Phương, Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết.

“Hội chứng Covid-19 kéo dài” hay “Hội chứng hậu Covid-19” biểu hiện đa dạng và có thể gặp ở nhiều cơ quan. Trong đó các biểu hiện về hô hấp là phổ biến, như ho khan, hụt hơi, khó thở dai dẳng kéo dài trong vòng 3 tháng sau khỏi Covid-19, theo bà Phương.

Ngoài ra người bệnh có thể có biểu hiện về tiêu hóa gồm buồn nôn, nôn, đau thượng vị, rối loạn tiêu hóa; mệt mỏi kéo dài, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, lo lắng, giảm tập trung, rối loạn cảm xúc hay đau đầu, chóng mặt, mất vị giác, mất khứu giác, giảm trí nhớ (sương mù não)...

Trường hợp điển hình là bệnh nhân nam, 36 tuổi, đến khám do bị hụt hơi khi nói câu dài và cảm thấy khó thở khi đi lại nhanh. Anh mắc Covid-19 từ ngày 12/1, khỏi bệnh sau 10 ngày. Trong giai đoạn Covid cấp, anh chỉ có triệu chứng nhẹ là chảy dịch mũi và đau mỏi người.

Chụp phim và đánh giá chức năng hô hấp, bác sĩ chẩn đoán anh tổn thương phổi kẽ, khả năng liên quan đến Covid-19 có rối loạn thông khí hạn chế. Anh thắc mắc đã tiêm đủ mũi, chỉ có triệu chứng nhẹ, song tại sao vẫn mắc di chứng Covid-19. Ngoài kê thuốc điều trị, bác sĩ hướng dẫn anh tập thở và tập vận động để phục hồi chức năng hô hấp và thể lực.

Bác sĩ cho biết, bệnh nhân có nguy cơ cao mắc hội chứng hậu Covid-19 là người trên 60 tuổi, có các bệnh lý nền kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen, bệnh thận mạn tính, bệnh gan mạn tính, bệnh máu mạn tính, ung thư, suy giảm miễn dịch...; những người bệnh có chỉ định liệu pháp oxy tại nhà; đặc biệt là nhóm người bệnh nặng phải hỗ trợ thở máy trong thời gian mắc Covid-19 và những người chưa tiêm đủ liều vaccine cơ bản.

Các nhóm triệu chứng bất thường cần được bác sĩ khám và đánh giá về mức độ, đồng thời cần loại trừ nguyên nhân gây bệnh khác, trước khi kết luận di chứng Covid.

Hiện chưa có những nghiên cứu và thống kê đầy đủ tỷ lệ mắc di chứng Covid trên cả nước.

Nhiều người mắc di chứng phổi sau khỏi COVID-19

Thuốc do bệnh nhân uống tại nhà để điều trị Covid-19. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Để dự phòng di chứng Covid-19, bác sĩ khuyến cáo cần tiêm vaccine phòng bệnh. Nếu không may là F0, người bệnh tuân thủ khai báo y tế tại địa phương để được quản lý và phân tầng với các mức độ từ không triệu chứng đến mức độ nhẹ, trung bình và nặng.

Theo dõi sức khỏe nếu phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu sau liên hệ y tế như khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít; nhịp thở ở người lớn ≥ 20 lần/phút; SpO2 ≤ 96%; mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50 nhịp/phút; huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo); đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu; thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả...

Khi có bất kỳ bất thường nào về sức khỏe sau Covid-19, người bệnh nên đến viện khám, điều trị sớm.

Nhiều người mắc di chứng phổi sau khỏi COVID-19

Bác sĩ trung tâm hô hấp khám cho bệnh nhân hậu Covid-19. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Theo VNE

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Chủ đề Hỏi đáp về dịch COVID-19

Đọc thêm

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp là một chỉ số quan trọng khi theo dõi sức khỏe của mỗi người. Vậy chỉ số huyết áp 160/90 nói lên điều gì về sức khỏe của bệnh nhân?
Mùa xuân về với bản Giàng 2

Mùa xuân về với bản Giàng 2

Dưới chân núi Giăng Màn, cuộc sống người dân tộc Chứt ở bản Giàng 2 (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang đổi thay từng ngày. Sắc màu của cuộc sống mới đang hiện rõ trên từng gương mặt khi mùa xuân về.
Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Hầu hết, rau củ sau khi thu hoạch và bày bán đều phải trải qua khâu sơ chế. Tuy nhiên, người dân cần sơ chế lại để đảm bảo an toàn.
Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Tăm tre và chỉ nha khoa đều là dụng cụ giúp làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa trên răng. Vậy ưu nhược điểm của chúng là gì và loại nào tốt hơn?
Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Nhiều quán cà phê ở TP Hà Tĩnh được trang trí với những chiếc đèn lồng, hoa đào, hoa mai... nhằm tạo không gian ấm cúng, gần gũi, mang đến không khí Tết sớm phục vụ khách hàng.
Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cổ chân là vùng chuyển tiếp giữa trục thẳng đứng của đùi và cẳng chân với trục ngang của bàn chân. Cấu tạo của cổ chân gồm nhiều xương nhỏ nối với nhau bởi các khớp và dây chằng. Do đó khi chơi pickleball, tăng phạm vi chuyển động của chân thì rất dễ bị chấn thương.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.