Nhiều nước ban bố tình trạng khẩn cấp và tái áp đặt lệnh giới nghiêm

Trước chiều hướng xấu đi của tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong ngày 19/10, nhiều nước trên thế giới đã ban bố lệnh tình trạng khẩn cấp và tái áp đặt lệnh giới nghiêm cũng như các biện pháp phong tỏa để ứng phó.

Nhiều nước ban bố tình trạng khẩn cấp và tái áp đặt lệnh giới nghiêm

Người dân di chuyển trên đường phố tại Brussels, Bỉ ngày 11/5/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Slovenia đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong 30 ngày, bắt đầu từ ngày 19/10 nhằm tạo điều kiện cho cơ quan chức năng triển khai tối đa các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Trong khi đó, Bỉ quyết định đóng cửa các quán rượu và nhà hàng trên khắp cả nước trong 1 tháng, bắt đầu từ đêm 19/10. Đây là lần thứ hai nước này đưa ra quy định ngặt nghèo để ứng phó với dịch bệnh có chiều hướng gia tăng. Số bệnh nhân COVID-19 nhập viện để điều trị đã tăng hơn 100% trong vòng 1 tuần.

Thủ tướng Bỉ Alexander de Croo đánh giá tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay nghiêm trọng hơn so với ngày 18/3 - thời điểm quốc gia châu Âu này phong tỏa hoàn toàn. Bỉ hiện là một trong những nước có tỷ lệ ca bệnh COVID-19 cao nhất thế giới.

Thủ tướng de Croo kêu gọi người dân hạn chế tối đa mọi tiếp xúc, tuân thủ các quy định nhằm góp phần khống chế virus SARS-CoV-2 gây bệnh lây lan cũng như giảm tải công việc cho lực lượng y bác sĩ đang gồng mình đối phó với dịch bệnh. Tính đến ngày 19/10, Bỉ ghi nhận tổng số bệnh nhân COVID-19 là 222.253 người, tăng gấp đôi trong tháng qua, trong đó 10.413 ca tử vong.

Cùng ngày, Áo công bố quy định hạn chế hoạt động tập trung đông người, theo đó cho phép tối đa 6 người trong không gian kín và 12 người ở ngoài trời. Hiện số ca nhiễm mới mỗi ngày tại Áo đã vượt cả giai đoạn dịch bệnh lên tới đỉnh điểm hồi tháng 3. Ở thời điểm hiện tại, Áo không ban bố biện pháp phong tỏa toàn bộ đất nước nhằm tránh gây hoang mang cho người dân và giảm thiểu các thiệt hại kinh tế.

Theo các quy định mới ban hành, các cửa hàng, nhà hàng, quán rượu và rạp hát sẽ vẫn được mở cửa. Tại 3 trong 9 tỉnh tại Áo có nguồn thu kinh tế phụ thuộc vào dịch vụ du lịch mùa Đông, các quán rượu sẽ phải đóng cửa vào 22h hằng ngày, thay vì 2h sáng. Dự kiến, các quy định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 23/10.

Tại châu Phi, Thủ tướng Tunisia Hichem Mechichi đã ban bố lệnh giới nghiêm trên cả nước, bắt đầu từ ngày 20/10, trong bối cảnh dịch bệnh lây lan nhanh tại nước này. Đến nay, Tunisia ghi nhận tổng cộng hơn 40.000 ca mắc COVID-19.

Theo TTXVN

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Tân Hoa xã dẫn báo cáo của Ban Thông tin của Hội đồng Hành chính nhà nước Myanmar cho biết, ít nhất 144 người đã thiệt mạng và 732 người bị thương trong trận động đất có độ lớn 7,7 xảy ra vào ngày 28/3 tại nước này.
Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Tổ chức phi lợi nhuận Oceana công bố kết quả gây sốc của một phân tích cho thấy, đến năm 2030, các sản phẩm của Coca-Cola sẽ tạo ra khoảng 602.000 tấn rác nhựa mỗi năm thải ra các đại dương và hệ thống đường thủy thế giới. Lượng nhựa này đủ để lấp đầy dạ dày của 18 triệu con cá voi.