Nhiều sắc phong thời Nguyễn được lưu giữ ở ngôi đền thiêng

(Baohatinh.vn) - Trải qua bao biến thiên của lịch sử, đền Phúc Hội, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) vẫn đang lưu giữ 11 sắc phong thời Nguyễn.

dt-dji-fly-20241024-101842-12-1729740017513-photo-5997-6978.jpg
Đền Phúc Hội toạ lạc ở thôn Tân Hòa (xưa là làng Phúc Hội), xã Thuận Lộc, TX Hồng Lĩnh, được xây dựng từ thời Hậu Lê.
dt-dji-fly-20241024-102002-14-1729740013299-photo-8859-3075.jpg
Trải qua 4 lần di chuyển và bị tàn phá bởi chiến tranh, đến năm 2016, đền Phúc Hội được Nhân dân phục dựng lại gồm 2 toà: hạ điện và trung điện.
dt-dsc4265-8786-3575.jpg
Đền Phúc Hội là nơi sinh hoạt tín ngưỡng chính của Nhân dân trong vùng.
dt-dsc4287-1803-7612.jpg
dt-dsc4302-1306-6052.jpg
Đền là nơi thờ các thiên thần, nhiên thần và nhân thần, như: Nhất Lang, Nhị Lang, Tam Lang, Sát Hải Đại Vương, Tô Đại Liêu, Song Đồng Ngọc Nữ... Đó là những vị thần gắn liền với cuộc sống của Nhân dân cũng như những nhân vật lịch sử, những người được tôn vinh, kính trọng, được tôn vinh là Thành Hoàng làng.
dt-dsc4339-8106-5209.jpg
dt-dsc4308-1410-5748.jpg
Trải qua bao biến thiên của lịch sử, hiện tại, đền Phúc Hội còn lưu giữ được 11 sắc phong cổ.
dt-dsc4324-494-6365.jpg
dt-dsc4326-9075-941.jpg
dt-dsc4327-8327-6574.jpg
dt-dsc4323-4832-4979.jpg
11 sắc phong của thời Nguyễn do vua Thành Thái phong tặng cho các vị thần gồm: Vị thần Long vương Nhất lang (vua Thành Thái năm thứ 6 - 1895); Vị thần Long vương Nhị lang (vua Thành Thái năm thứ 6 - 1895); Vị thần Sát Hải Đại Vương (vua Thành Thái năm thứ 10 - 1898); Vị thần Song Đồng Ngọc nữ (vua Thành Thái năm thứ 10 -1898)...
dt-dsc4322-1884-1981.jpg
Để tưởng nhớ công lao của các vị thần nơi đây, Nhân dân lấy ngày 10/3 và 6/10 tổ chức lễ hội tại đền nhằm khôi phục văn hóa truyền thống, góp phần bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị di sản văn hóa ở địa phương.
dt-dsc4275-2615-1774.jpg
Với nhiều giá trị to lớn, năm 2018, đền Phúc Hội được UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Video: Đền Phúc Hội nơi lưu giữ nhiều đạo sắc phong cổ

Người dân trong thôn luôn coi các sắc phong này là báu vật nên gìn giữ cẩn thận qua nhiều thế hệ. Hầu hết sắc phong còn nguyên vẹn, ánh lên màu vàng tươi, nét chữ vẫn còn rõ, các hoa văn trên mặt sắc phong còn ngời sáng màu bạc. Đặc biệt, triện vua ban vẫn đang còn sắc nét, rõ màu mực. Các báu vật này giúp các thế hệ người dân trong làng ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong giữ gìn, xây dựng đời sống văn hoá.

Ông Trần Văn Cử - thủ từ đền Phúc Hội

Chủ đề Điểm du lịch Hà Tĩnh

Đọc thêm

Thành Sen bát cảnh...

Thành Sen bát cảnh...

“Tỉnh thành bát cảnh” - 8 cảnh đẹp, công trình của Thành Sen xưa mang theo những giá trị văn hóa, tinh thần và cả niềm tự hào của người TP Hà Tĩnh qua các thế hệ.
Bảo tàng Hoa Cương - Nơi lưu giữ những kỷ vật quý của Việt Nam

Bảo tàng Hoa Cương - Nơi lưu giữ những kỷ vật quý của Việt Nam

Xuất phát từ ý tưởng lưu giữ lại những những tinh hoa, truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước, nhà giáo, Tiến sĩ Nguyễn Quang Cương, xã Bình An, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) trong 50 năm đã dày công sưu tầm hàng ngàn hiện vật, tài liệu, bút tích quý hiếm.
 Soi đèn đi nhặt "lộc biển"

Soi đèn đi nhặt "lộc biển"

Khi màn đêm buông xuống, thủy triều bắt đầu rút sâu, hàng trăm người dân đã đổ về bãi biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) để nhặt "lộc biển" dạt kín bờ.
"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

Ẩn mình giữa những dãy núi, đồi chè Nam Sơn như một "viên ngọc xanh" lấp lánh giữa khung cảnh thiên nhiên thanh bình của miền quê nông thôn mới Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Thanh bình xóm đạo miền núi Vũ Quang

Thanh bình xóm đạo miền núi Vũ Quang

Đoàn kết, chung sức đồng lòng cùng các cấp, người dân thôn giáo toàn tòng (thôn 7, xã Quang Thọ, Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng một miền quê thanh bình, đáng sống.