Những bật mí về kiệt tác "Bố già"

Nếu thử lên Google tìm danh sách những phim đáng xem nhất trong Ngày của cha, bạn sẽ thấy cả trăm danh sách phim khác nhau, nhưng có một phim mà không danh sách nào bỏ qua: The Godfather ( Bố già )…

Nhân ngày của cha (Father"s Day) 18/6/2017:

Đây cũng là phim vừa được LHP Quốc tế Tribeca (cuối tháng 4/2017) kỷ niệm 45 năm ra đời. Những chi tiết thú vị dưới đây dành cho các fan của Bố già.

Những mẩu chuyện về Marlon Brandokhi đóng “Bố già”

- Marlon Brando muốn làm cho ông trùm Corleone “trông giống một kẻ rất gan lì”, nên ông nhét hai nắm giấy mềm vào 2 bên má trong lúc thử vai. Khi diễn thật, ông đeo một dụng cụ y tế do một nha sĩ chế tạo, dụng cụ này giờ được trưng bày trong Viện bảo tàng điện ảnh Mỹ (American Museum of the Moving Image) ở quận Queens, New York.

nhung bat mi ve kiet tac bo gia

Poster kỷ niệm 45 năm “Bố già”

- Giọng nói đặc trưng của ông trùm Vito Corleone được dựa theo tướng cướp ngoài đời thật là Frank Costello, Marlon Brando đã thấy hắn trên ti vi trong các buổi điều trần của thượng nghị sĩ Estes Kefauver vào năm 1951 và bắt chước giọng nói khàn lè nhè của hắn trong phim.

- Trong cảnh Vito Corleone trở về nhà và mọi người ẵm ông lên cầu thang, Marlon Brando chơi khăm bằng cách đặt vật nặng dưới cơ thể ông để mọi người càng khó mà nâng ông lên.

- Marlon Brando không thuộc lòng hầu hết các câu thoại của ông, và phải đọc từ các tấm bảng “nhắc tuồng” bên ngoài, trong suốt hầu hết các cảnh quay.

- Ban điều hành cấp cao của Paramount không hài lòng về những vội vã ban đầu, nên cân nhắc thay Francis Ford Coppola bằng đạo diễn Elia Kazan với hy vọng Kazan sẽ có thể hợp tác với Marlon Brando, diễn viên nổi tiếng là khó tính. Brando tuyên bố rằng ông sẽ rời khỏi bộ phim nếu Coppola bị sa thải nên hãng phim nhượng bộ.

- Marlon Brando dựa diễn xuất của ông theo diễn viên Al Lettieri, người đóng vai Sollozzo. Hai người thân nhau từ bộ phim On The Waterfront. Lettieri là họ hàng của một tay mafia ngoài đời thật, nên đã giúp Brando chuẩn bị vai diễn Bố già bằng cách đưa Brando tới nhà của người họ hàng của mình để ăn tối với gia đình người đó.

- Cái bợp tai mà Vito tát Johnny Fontane không có trong kịch bản. Marlon Brando đã ứng tác cú bợp tai đó, và phản ứng bối rối của diễn viên Al Martino là thật. Tài tử James Caan kể lại: “Martino lúc ấy không biết là nên khóc hay cười”.

nhung bat mi ve kiet tac bo gia

Đạo diễn Coppola (giữa) và các diễn viên chính

Những con số của “Bố già”

- Nhà điều hành của Paramount là Peter Bart mua bản quyền The Godfather của Mario Puzo thậm chí trước khi cuốn tiểu thuyết được hoàn thành. Lúc đó nó chỉ mới là một bản phác thảo dài 20 trang.

- Hãng phim đã chi 420.000 USD (một con số rất lớn vào thời ấy) cho các buổi thử vai chính thức.

- Trong bộ phim, có xấp xỉ 61 cảnh ăn uống, hoặc xuất hiện thức ăn.

- Bộ phim lấy bối cảnh và được quay ở New York, tại hơn 100 địa điểm.

- Cảnh Sonny đập Carlo (chồng của Connie) tơi tả được quay trong 4 ngày và có hơn 700 diễn viên quần chúng khác nhau tham gia.

- Số xác chết: 18 (kể cả con ngựa).

- Lễ cưới ở đầu phim được bấm máy trong thời gian một tuần và thuê hơn 750 diễn viên quần chúng.

- Có đến 149 mồi nổ được gắn vào cơ thể của James Caan để tạo hiệu ứng anh bị thảm sát bằng súng máy. Cảnh phức tạp này chỉ được quay một lần.

- Trong thực tế, tất cả những diễn viên đóng vai con trai của Marlon Brando như Robert Duvall (Tom Hagen) John Cazale (Fredo), James Caan (Sonny), Al Pacino (Michael) chỉ nhỏ hơn ông từ 6 đến 16 tuổi.

- Al Pacino, James Caan, Diane Keaton đều được trả thù lao 35.000 USD trong bộ phim này, riêng Robert Duvall nhận được 36.000 USD cho 8 tuần đóng phim.

- Theo lời của đạo diễn Coppola thì Paramount trả thù lao cho Brando là 300.000 USD. Nhưng trong tự truyện của Robert Evans, cựu giám đốc điều hành hãng Paramount đã khẳng định rằng, Brando được trả thù lao 50.000 USD, và được hưởng tỷ lệ phần trăm doanh thu. Trước khi phim chiếu Brando do kẹt tiền nên bán lại tỷ lệ phần trăm của mình cho Paramount với giá 100.000 USD. Nhận ra rằng bộ phim sẽ rất ăn khách, Paramount vui vẻ “gia ơn” mua lại. Cũng theo Evans, sau này khi bộ phim có doanh thu khổng lồ, Brando căm hờn khi cảm thấy Paramount chèn ép mình về giá mua đó, nên đã không thèm đi quảng bá cho bộ phim, và từ chối xuất hiện trong The Godfather: Part II.

- Quá trình sản xuất bắt đầu vào ngày 29/3/1971, tổng cộng quay trong 62 ngày. Trong đó riêng vai của Marlon Brando quay 35 ngày, từ ngày 12/4 tới 28/5 để ông có thể kịp đóng bộ phim Last Tango In Paris.

- Francis Ford Coppola nộp bản dựng của đạo diễn (director’s cut) dài 126 phút. Giám đốc sản xuất Robert Evans không chấp thuận phiên bản này và đòi có một bản dựng dài hơn trong đó có thêm nhiều cảnh về gia đình. Bản phát hành hoàn chỉnh dài hơn bản dựng ban đầu của Coppola 50 phút.

Những điều các fan “Bố già” ít biết

- Trong khi tập dượt, một cái đầu ngựa giả được sử dụng cho cảnh trong phòng ngủ. Khi quay thật, cái đầu của 1 con ngựa thật đã chết được sử dụng, và nó được chuyển tới bởi một công ty thức ăn cho chó. John Marley, diễn viên đóng vai Jack Woltz, cho biết tiếng thét hãi hùng của ông là thật vì ông không được báo trước là sẽ có một cái đầu ngựa thật được sử dụng.

- Al Pacino đeo trên mặt một dụng cụ bằng cao su bọt bao phủ lên toàn bộ má bên trái và được làm cho khớp với màu da của ông để tạo hiệu ứng thâm tím, nhằm tạo cảm tưởng là hàm của ông đã bị Đại úy McClusky đấm vỡ.

- Trong quá trình bấm máy, có lúc giám đốc sản xuất của Paramount là Robert Evans cảm thấy bộ phim có quá ít pha hành động nên cân nhắc thuê một đạo diễn phim hành động để hoàn thành công việc đạo diễn bộ phim. Để làm hài lòng Evans, Francis Ford Coppola và con trai ông là Gian-Carlo Coppola phát triển cảnh Connie và Carlo đánh nhau để cho cảnh này dài hơn. Kết quả là Evans hài lòng đồng ý cho Coppola hoàn thành bộ phim.

- Diane Keaton dựa phần lớn tính cách của Kay Adams theo vợ của Francis Ford Coppola là Eleanor Coppola.

- Ông bà ngoại của Al Pacino nhập cư vào Mỹ từ thị trấn Corleone, Sicily, giống như Vito Corleone.

- Al Pacino cho biết những giọt lệ trong đôi mắt của Marlon Brando là thật trong cảnh Michael hứa sẽ bảo vệ cha ở bệnh viện.

-Diện mạo của ông chủ hãng Warner Bros. Jack L. Warner được lấy làm mẫu cho nhân vật đại gia Hollywood, Jack Woltz. Tính cách của Woltz được dựa theo lãnh đạo của hãng MGM là Louis B. Mayer, người mê đua ngựa và sở hữu một đàn ngựa đua. Mayer bỏ môn thể thao này sau khi con rể ông là William Goetz, cũng là đối tác của ông về ngựa đua, dính líu tới mafia và gian lận để một con ngựa đua của Mayer chiến thắng.

-Nam diễn viên thủ vai Luca Brasi, Lenny Montana, hồi hộp khi đóng chung với Marlon Brando tới nỗi, trong lượt quay đầu tiên cảnh 2 người diễn chung, anh diễn thoại một cách lộn xộn. Francis Ford Coppola thích sự hồi hộp chân thật ấy nên sử dụng nó trong bản dựng hoàn chỉnh. Những cảnh Brasi tập phát biểu thì được thêm vào sau đó.

Theo TT&VH

Đọc thêm

'Săn' mai anh đào nở sớm

'Săn' mai anh đào nở sớm

Thời điểm này, trên khắp các diễn đàn mạng xã hội, người dân và du khách đã bày tỏ sự vui mừng khi hoa mai anh đào đã bắt đầu nở rộ tại khắp các vùng ngoại ô TP Đà Lạt.
Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Theo bảng phân vai "Táo quân 2025" được NSƯT Chí Trung đăng tải, buổi chầu năm nay của các Táo sẽ thay bằng hình thức cuộc thi.
Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Tim tôi như đứng lặng trong lồng ngực. Cớ gì mọi thứ lại trùng hợp đến vậy. Tôi khẽ nhìn khuôn mặt anh Ba qua kính chiếu hậu, thấy anh hiền, chân chất, lương thiện, nhân hậu như má, như ba...
VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

Mới đây, chương trình "VTV Kết nối" đã thực hiện phóng sự đột nhập phòng tập "Táo quân" lúc nửa đêm. Các nghệ sĩ Chí Trung, Quang Thắng, Vân Dung... cũng có những chia sẻ đầu tiên về chương trình.
Podcast tản văn: Mùi của tết

Podcast tản văn: Mùi của tết

Những ngày cuối đông, tiết trời hao hao rét. Giữa khung cảnh ngược xuôi tấp nập của phố phường, ta thoảng nghe trong gió lạnh một mùi vị rất quen thuộc...
Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Tiết mục Vui bốn mùa (dân ca quan họ Bắc Ninh lời cổ), phối khí: NSƯT Quang Hưng, biên đạo: NSƯT Khánh Toàn, do Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.