1. Tập aerobic
Mục tiêu là 20-30 phút hoạt động aerobic mỗi ngày. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn bị táo bón. Tập aerobic bao gồm các hoạt động như đi bộ rất nhanh, đạp xe đạp, chơi tennis, bơi lội, chạy bộ - bất cứ điều gì làm tăng nhịp tim và làm cho bạn đổ mồ hôi! Vận động mạnh sẽ cải thiện lưu thông cho đường ruột và kích thích sản sinh enzyme - hai lợi ích mà giữ ruột “hoạt động” theo đúng lịch trình.
2. Yoga
Stress có thể làm trầm trọng thêm các bệnh như hội chứng ruột kích thích (IBS) và chứng khó tiêu. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giảm mức độ stress. Bạn có thể thấy yoga là cách hữu ích để thư giãn và xử lý stress trong cuộc sống, giúp tình trạng bệnh được cải thiện.
3. Tập đứng lên ngồi xuống
Bài tập đứng lên ngồi xuống có thể giúp ngăn ngừa chướng bụng do đầy hơi. Cố gắng tập ít nhất một lượt gồm 8 - 12 lần đứng lên ngồi xuống? Tăng dần lên 2-3 lượt.
4. Các bài tập đáy chậu
Nếu bạn gặp vấn đề về kiểm soát ruột, còn gọi là đi ngoài không tự chủ, các bài tập đáy chậu có thể giúp ích. Để thực hiện, hãy co và giãn các cơ đáy chậu. Mục tiêu là 50-100 lần mỗi ngày. Nhân viên y tế có thể hướng dẫn bạn cách tập thế nào cho đúng.