Những điều cần biết về giải thưởng Nobel

Ngày hôm nay, 3/10/2022, Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska ở thủ đô Stockholm của Thụy Điển sẽ công bố giải thưởng Nobel Y học 2022, mở đầu cho mùa giải Nobel năm nay, vinh danh những cá nhân, tổ chức có đóng góp nổi bật trong hàng loạt lĩnh vực.

Tiếp sau đó sẽ là công bố giải Nobel Vật lý (ngày 4/10), Nobel Hóa học (ngày 5/10), Nobel Văn học (ngày 6/10), Nobel Hòa bình (ngày 7/10) và Nobel Kinh tế (ngày 10/10).

Lịch sử giải Nobel

Giải Nobel, là một giải thưởng quốc tế được công bố hàng năm kể từ năm 1901 để vinh danh những cá nhân đạt thành tựu trong các lĩnh vực: Vật lý, Hoá học, Y học, Văn học và Hoà bình; riêng giải Nobel Hoà bình có thể được trao cho cá nhân hay một tổ chức. Đến năm 1968, Ngân hàng Thụy Điển đưa thêm vào hệ thống giải một giải thưởng về lĩnh vực Kinh tế để tưởng nhớ nhà khoa học Alfred Nobel, người đã sáng lập ra giải Nobel.

Alfred Nobel là nhà khoa học, nhà phát minh đại tài, chủ nhân của 355 bằng sáng chế, trong đó đáng chú ý nhất là phát minh về thuốc nổ. Cả cuộc đời cống hiến cho khoa học, Alfred Nobel đã đạt tới đỉnh cao của vinh quang và giàu có. Sau khi qua đời vào năm 1896, Alfred Nobel đã để lại một bản di chúc gây kinh ngạc và khó hiểu cho mọi người khi ông chỉ dành một phần nhỏ gia tài của mình cho bạn bè và người thân để “khỏi tạo nên những kẻ lười biếng”. Còn gần toàn bộ tài sản ông đã được đem bán thành tiền mặt, tương đương với 70 triệu krona Thụy Điển lúc đó, để gửi ngân hàng. Số tiền lãi hàng năm sẽ trích ra, chia làm 5 giải thưởng tặng “cho những người có đóng góp lớn nhất cho nhân loại” trên các lĩnh vực: Vật lý, Hóa học, Sinh học (hoặc Y học), Văn chương, và Hòa bình.

Những điều cần biết về giải thưởng Nobel

Alfred Nobel

Trong các giải thưởng Nobel thì Giải Vật lý, Hóa học, Văn học và Kinh tế do Viện hàn lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển quyết định; Giải Y học do Ủy ban Nobel của Viện Karolinska quyết định; và Giải Hòa bình do Ủy ban Nobel thuộc Quốc hội Na Uy quyết định.

Vào tháng 9 của năm trước năm trao giải, Ủy ban Nobel bí mật gửi mẫu đề cử cho 3.000 chuyên gia là những người từng được nhận giải Nobel, thành viên của đơn vị trao thưởng, các chuyên gia trong lĩnh vực vật lý, hóa học, sinh học hoặc y học, các giáo sư đầu ngành của nhiều trường đại học và các viện nghiên cứu.

Tháng 2 của năm trao giải là thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ. Ủy ban Nobel sẽ sàng lọc và lựa ra các ứng cử viên. Sau đó, hội đồng chọn ra khoảng từ 250-350 người lọt vào vòng tiếp.

Từ tháng 3 đến tháng 5, các chuyên gia đánh giá công trình của các ứng cử viên, sau đó Ủy ban Nobel tiến cử người đạt giải để Viện Hàn lâm chọn trên đa số phiếu bầu.

Tháng 6 đến tháng 8, Ủy ban Nobel tập hợp các báo cáo có kèm theo danh sách tiến cử gửi cho Viện Hàn lâm. Bản báo cáo này được các thành viên hội đồng cùng ký tên.

Từ tháng 9 đến đầu tháng 10, Ủy ban Nobel đệ trình ý kiến lựa chọn của họ lên Viện hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển và các tổ chức trao thưởng khác. Thực tế, không phải lúc nào đơn vị trao giải cũng làm theo sự tiến cử của Ủy ban này.

Vào đầu tháng 10, Viện hàn lâm chọn ra người đạt giải dựa trên đa số phiếu bầu, sau đó chính thức công bố tên người đoạt giải. Việc bỏ phiếu để chọn ra người đoạt giải Nobel được giữ bí mật đến giờ chót. Hàng năm, trước ngày 15/11, Ban tổ chức sẽ phải công bố danh sách những người được nhận phần thưởng cao quý này.

Theo quy định của Ủy ban Nobel, những thông tin liên quan đến quá trình xét tặng giải được giữ kín trong 50 năm.

Một giải Nobel thường được trao cho tối đa 3 người. Nếu một giải thưởng bị từ chối hoặc không được chấp nhận, số tiền thưởng sẽ được trả vào quỹ. Lễ trao giải Nobel Y học, Vật lý, Hóa học, Văn học, Kinh tế được trao vào tháng 12 tại Stockholm, Thụy Điển và lễ trao giải Nobel Hòa bình diễn ra tại Oslo, Na Uy.

Chủ nhân của giải Nobel sẽ được trao giấy chứng nhận, huy chương vàng cùng phần thưởng tiền mặt. Số tiền phụ thuộc vào thu nhập của Ủy ban Nobel. Năm 2017, Quỹ Nobel quyết định tăng tiền thưởng cho các hạng mục giải Nobel thêm 1 triệu krona (khoảng 120.000 USD) so với mùa giải đó trước, lên 9 triệu krona (khoảng 1,1 triệu USD). Đây là lần điều chỉnh giá trị tiền thưởng đầu tiên kể từ năm 2012 khi Quỹ Nobel quyết định giảm giá trị tiền thưởng 20% mỗi hạng mục, trong bối cảnh phải cân đối ngân sách trong dài hạn.

Năm 2020, Hiệp hội Nobel đã quyết định tăng thêm 1 triệu krona (khoảng 110.000 USD) so với năm trước đó. Như vậy, người vinh dự nhận giải Nobel được trao phần thưởng bằng tiền mặt có tổng trị giá 10 triệu krona.

Tuy đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về cách xét giải, nhưng phần lớn những người được nhận giải thưởng Nobel đều là những người có cống hiến vĩ đại cho nhân loại. Cùng với giải, tấm lòng cao thượng và nhân đạo của người lập ra nó, Alfred Nobel, sẽ mãi mãi được nhân loại ghi nhận.

Những điều cần biết về giải thưởng Nobel

Những nhà khoa học/tổ chức nhận giải Nobel đáng nhớ trong lịch sử

- Marie Curie: Người phụ nữ đầu tiên và duy nhất trên thế giới 2 lần nhận giải thưởng Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau chính là Marie Curie. Năm 1903, vợ chồng Pierre và Marie Curie cùng chia sẻ giải Nobel Vật lý với nhà vật lý người Pháp Henri Becquerel. Ông Becquerel được trao giải vì phát hiện hiện tượng phóng xạ tự nhiên, trong khi vợ chồng nhà Curie được ghi nhận vì nghiên cứu về hiện tượng phóng xạ do Becquerel phát hiện. Năm 1911, Marie Curie đạt giải Nobel Hóa học với thành tựu khám phá ra 2 nguyên tố radium và polonium.

- Ivan Petrovich Pavlov: Nhà sinh lý học, tâm lý học và thầy thuốc người Nga nhận giải Nobel Y học năm 1904 nhờ công trình nghiên cứu công phu về hệ thống tiêu hóa. Ông tìm hiểu về các chức năng dạ dày của chó bằng cách quan sát loài vật này tiết dịch vị, sau đó phân tích dịch vị và phản xạ của chúng dưới nhiều điều kiện khác nhau. Kết quả cho thấy mỗi khi có thức ăn, dịch vị của chó sẽ tiết ra nhiều hơn. Đây chính là tiền đề để Pavlov đưa ra định luật về phản xạ có điều kiện.

- Albert Einstein: Nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ XX giành giải Nobel Vật lý năm 1921 nhờ khám phá ra hiệu ứng quang điện. Đây là hiện tượng các hạt electron bật ra khỏi miếng kim loại được chiếu sáng. Thông thường, electron quay quanh hạt nhân nguyên tử. Khi “va chạm” với ánh sáng có tần số thích hợp, electron sẽ hấp thụ năng lượng của photon rồi bật ra khỏi nguyên tử kim loại. Phát hiện của Einstein mở đường cho hàng loạt lĩnh vực như phát thanh, truyền hình,... đặt nền móng cho vật lý hiện đại.

- Alexander Fleming: Nhà khoa học Scotland Alexander Fleming cùng với nhà nghiên cứu bệnh học người Australia Howard Walter Florey và nhà hóa sinh người Anh Ernst Boris Chain đã được trao giải Nobel Y học năm 1945 nhờ khám phá chất penicilin dùng trong thuốc kháng sinh. Khám phá này đã thay đổi ngành y tế mãi mãi bởi thuốc kháng sinh có thể chữa được nhiều loại bệnh nguy hiểm, cứu sống nhiều người.

- Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế (ICRC): Tổ chức này là một phần của Phong trào chữ thập đỏ-Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, có trụ sở ở Geneve (Thụy Sỹ). Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế được thành lập năm 1863 với mục tiêu trợ giúp nhân đạo cho những người bị ảnh hưởng bởi bạo lực vũ trang, thúc đẩy pháp luật bảo vệ nạn nhân của chiến tranh, thiên tai. Tổ chức này được trao giải Nobel Hòa bình vào các năm 1917, 1944 và 1963.

- Mẹ Teresa: Bà Agnes Gonxhe Bojaxhiu, còn được gọi là Mẹ Teresa Calcutta, là nữ tu Công giáo người Albania, người sáng lập Dòng Thừa sai Bác Ái ở Calcutta, Ấn Độ năm 1950. Trong khoảng 40 năm hoạt động, bà đã chăm sóc người nghèo, bệnh tật, trẻ mồ côi và hoàn thành sứ mệnh truyền giáo ở Ấn Độ cũng như nhiều quốc gia khác. Bà được trao giải Nobel Hòa bình năm 1979 và vẫn tiếp tục hoạt động sau đó. Bà qua đời năm 1979 và được Giáo hoàng phong danh hiệu chân phước.

- Martin Luther King: Ông là nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng người Mỹ gốc Phi, một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Mỹ cũng như lịch sử đương đại thế giới, được trao giải Nobel Hoà bình năm 1964. Martin Luther King được nhiều người trên khắp hành tinh ngưỡng mộ như một anh hùng, nhà kiến tạo hoà bình. Ông lãnh đạo các phong trào đấu tranh đòi bình đẳng cho người da màu, công nhân trong các nhà máy và nhiều đối tượng khác trong xã hội…

Theo TTVH

Đọc thêm

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Kho từ vựng của gen Z đang mang đến làn sóng sáng tạo mới trong ngôn ngữ, tạo dấu ấn, phong cách của người trẻ trong giao tiếp nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lệch chuẩn nếu lạm dụng.
Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương (dân ca K’Ho Lạch) do Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Ngày 11/12 tại TP Hồ Chí Minh, Liên chi hội Bánh Việt Nam (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) và Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam - The Vietnam Bakery Cup 2024 (VNBC), thu hút gần 500 đầu bếp trong và ngoài nước tham gia.
Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá của tác giả Y Soái (phát triển dân ca K’Ho Lạch), do đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Đèo Gió có bao nhiêu là gió, sao không thể cuốn hết chuyện cũ đi để mỗi lần nhìn vào mắt chồng, Hạnh lại thấy mình rơi tõm vào cái hố buồn sâu hun hút...
Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Gió mùa về phố rồi tan vào mặt hồ, vào những con đường xa tít tắp để cả mùa đông ta cứ bâng khuâng tha thiết nhớ, một ký ức mang tên gió mùa…
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay gừng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh
Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.