Những ‘hố đen’ trong ngân sách quân sự Mỹ

Sau khi rút quân khỏi Afghanistan, Hoa Kỳ đã bỏ lại đằng sau cảnh tràn ngập hỗn loạn và rối ren, khi phong trào vũ trang cực đoan “Taliban” đã chiếm hầu phần lớn vùng nông thôn của đất nước này và đang bao vây các đô thị trọng yếu.

Bài viết của hãng tin Nga Sputnik cho biết, hàng tỷ USD mà Lầu Năm Góc phân bổ để huấn luyện và trang bị cho quân đội Afghanistan chống lại Taliban đã chẳng đi đến đâu. Một phần nguyên nhân của điều này là do nạn tham nhũng và biển thủ ngân sách trong cơ quan quân sự Mỹ.

Tiền ném theo cát sa mạc Afghanistan

Nạn ăn cắp thường mạnh nhất ở nơi nào có nhiều tiền nhất và người Mỹ với ngân sách quân sự lớn nhất thế giới cũng không phải là ngoại lệ. Năm này qua năm khác, Lầu Năm Góc không thể tính được hàng tỷ USD đã chi cho những dự án nào hay gói mua sắm nào.

Hiện nay, một Ủy ban đặc biệt của Quốc hội đang thống kê các khoản kinh phí đã phân bổ trong hơn 20 năm ở Afghanistan.

Những cuộc kiểm toán trong quá khứ đã chỉ ra rằng cuộc chiến dài ngày nhất trong lịch sử Hoa Kỳ đã biến thành cái “hố đen” ngân sách, hay dùng hình ảnh gần gũi hơn thì là cái thùng không đáy.

Lần kiểm toán cuối cùng tiến hành vào năm 2019. Theo phát hiện của Ủy ban Tổng Thanh tra Đặc biệt về Tái thiết Afghanistan (SIGAR), kể từ năm 2008, Hoa Kỳ đã xây dựng hoặc đã mua khoản có tài sản ở nước này với giá 7,8 tỷ USD, trong đó 6,5 tỷ USD do Lầu Năm Góc cung cấp.

Những ‘hố đen’ trong ngân sách quân sự Mỹ

Cuộc chiến ở Afghanistan đã ngốn của Mỹ khoản ngân sách cực lớn nhưng mang lại hiệu quả rất thấp

Tuy nhiên, hiệu quả của các khoản chi này là rất kém. Khoảng 30% trong tổng số 2,4 tỷ USD đơn giản là biến đâu mất “không tăm tích”. Các tài sản được mua thì hoặc không được vận hành, hoặc sử dụng vào mục đích khác, hoặc là bị vứt bỏ không thương tiếc.

Ví dụ, người Mỹ đã tài trợ gần 7 triệu USD cho việc xây dựng Học viện Nữ cảnh sát ở tỉnh Bamiyan. Tòa nhà đã được dựng lên, thế nhưng ở Afghanistan không được đào tạo phụ nữ làm những nghề thuộc công lực. Sự thật hiển nhiên như vậy mà không có ai lưu ý đến trước khi thực hiện dự án này.

Một lô lớn máy bay vận tải dành cho Không quân Afghanistan trị giá gần nửa tỷ USD bị đánh giá là vô nghĩa.

Ngoài ra, còn có một bệnh viện trị giá nửa triệu USD ở tỉnh Parwan luôn trống rỗng không hề có đồ đạc và trang thiết bị.

Trong báo cáo SIGAR còn có những thứ nói chung là “rất đáng kinh ngạc”. Ví dụ như, từ 10 đến 43 triệu USD đã được chuyển đến một trạm xăng ở đâu đó trong vùng sâu vùng xa hoang dã của Afghanistan. Ít nhất 150 triệu USD đã rót vào việc xây dựng những dinh thự tư nhân sang trọng dành cho bộ chỉ huy quân đội Mỹ, mặc dù số tiền này lẽ ra cần phải dùng để củng cố nền kinh tế của Afghanistan. Hàng chục triệu USD nữa bị nuốt chửng bởi các chương trình chưa hề được thực hiện về hiện đại hóa công nghiệp, cũng như khai thác khoáng sản.

Những trường học xây dở dang, các cơ sở quân sự bị bỏ hoang phế, những tòa nhà không có điện và chưa ngăn phòng, đường rải nhựa rẻ tiền, trang thiết bị và vũ khí chất lượng thấp... Trong khi đó, nhiều cấu trúc trụ sở Chính phủ ở Afghanistan vẫn dựa vào cơ sở hạ tầng cũ kỹ do các chuyên gia Liên Xô tạo lập hơn 30 năm trước.

Không thể tính đếm bao nhiêu tiền đã vào túi các nhà thầu không trung thực, các nhà vận động hành lang và các nhà tài chính từ Washington. Nhưng tổng khoản ấy ít nhất là tới chín con số.

Hơn nghìn vụ điều tra những ‘hố đen’ kế toán Mỹ

Ngân sách quân sự của Hoa Kỳ hầu như không bao giờ tương ứng với chi tiêu thực của Bộ. Chẳng hạn, chỉ riêng trong năm 2018, cuộc kiểm toán độc lập tại Lầu Năm Góc đã phát hiện ra rằng hơn 800 triệu USD đã được chi vào mục đích gì đó mà không một ai hay.

Các chuyên viên của Ernst & Young đã kiểm tra chứng từ tài chính của Cục Hậu cần Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và không sao tìm thấy hoá đơn chi số tiền 465 triệu USD. Cũng không có tài liệu nào về 384 triệu USD được phân bổ cho các dự án được xếp vào hạng mục “đang triển khai”.

Chỉ riêng bộ phận dịch vụ hậu phương của Lầu Năm Góc đã chi khoảng 40 tỷ USD mỗi năm, mà chừng đó là chỉ ít hơn một chút so với toàn bộ ngân sách quân sự của Liên bang Nga.

Nguồn kinh phí này được quản lý bởi 25 nghìn nhân viên, những người thực hiện 100 nghìn đơn đặt hàng quân sự mỗi ngày. Đó thật sự là mảnh đất màu mỡ dành cho tham nhũng.

Theo báo cáo của Quốc hội, chính trong túi các quan chức quân sự hậu phương có một phần rất ấn tượng là tiền ngân sách chưa được quyết toán.

Tổng số tiền mà Washington phân bổ cho quốc phòng và biến mất không dấu vết là điều khó tưởng tượng.

Vào năm 2020, các phương tiện truyền thông Mỹ ước tính “hố đen” kế toán của Lầu Năm Góc là 35 tỷ USD. Theo dữ liệu của cổng thông tin YahooFinance, đó chính là số tiền mà cơ quan quân sự đã đưa vào “các điều chỉnh báo cáo kế toán”. Năm 2018, con số này ít hơn, là 30,7 tỷ USD.

Tất nhiên, không phải tất cả mọi thứ đều bị đánh cắp sạch bách. Các nhà kinh tế cho rằng những thay đổi về kế toán đang cố tình gây nhầm lẫn cho bộ phận tài chính quốc phòng. 35 tỷ USD này bao gồm các khoản đã được tính đến nhiều lần trong quá trình di chuyển giữa các tài khoản. Rõ ràng, như vậy cực kỳ thuận tiện cho Lầu Năm Góc.

Sự thiếu minh bạch trong tài chính của cơ quan quân sự cho phép chi ngân sách kếch xù vào những chương trình đáng ngờ không rõ ràng.

Năm 2017, trong Hải quân Hoa Kỳ xảy ra vụ scandal. Hàng chục sĩ quan đương nhiệm và cựu chỉ huy bị cáo buộc nhận hối lộ trong việc thực hiện các đơn đặt hàng Nhà nước, tiết lộ thông tin mật và hợp đồng gian dối móc ngoặc với nhà thầu. Trong đó, gần 440 nhân vật rơi vào diện bị điều tra.

Còn tổng cộng, theo dữ liệu của Government Executive, từ năm 2013 đến năm 2017, các tòa án Hoa Kỳ đã xét xử hơn một nghìn vụ gắn với gian lận và tham nhũng trong Lầu Năm Góc, với 1.087 nhân viên bị truy tố hình sự.

Bất kể là nước có ngân sách quốc phòng lớn nhất thế giới, Hoa Kỳ cũng phải đối mặt với những vấn đề trong cơ quan quân sự tương tự như các quốc gia kém phần thịnh vượng. Việc vơ vét tiền, biển thủ ngân quỹ, lạm dụng ưu tiên tài chính không đúng là những thuộc tính cố hữu của Lực lượng vũ trang Hoa Kỳ.

Theo Huy Bình/Đất Việt

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.