Quân đội Mỹ lộ điểm yếu chết người

Trong tổng số 10.000 thương vong và mất tích của phía Đồng minh, bộ binh Mỹ chịu thiệt hại nặng nề nhất với tổng số 6.300 người.

Bộ binh kêu khổ

Trang National Interest mới đây có bình luận với tiêu đề: “Cách duy nhất Mỹ có thể đánh bại Nga và Trung Quốc trong chiến tranh”. Bài viết phân tích về chiến lược quốc phòng mới của Mỹ, trong đó chỉ ra sự thiếu sót trong các kế hoạch phát triển thời gian tới.

Chiến lược Quốc phòng 2018 (NDS 2018) của Mỹ xác định Nga và Trung Quốc là những mối đe dọa hàng đầu.

Nhằm chuẩn bị cho một cuộc chiến có thể xảy ra, ngân sách quốc phòng Mỹ năm 2020 đã ưu tiên đầu tư để phát triển nhanh các sáng kiến công nghệ cao và thế hệ tiếp theo trong các lĩnh vực hạt nhân, không gian mạng, vũ khí tự động và vũ trụ.

Tuy nhiên, bài viết cho rằng, trong khi những ưu tiên trên là quan trọng và cần thiết thì chúng cũng hạ thấp tầm quan trọng của lực lượng quân sự trọng yếu nhất và mang tính nền tảng của quân đội Mỹ: Bộ binh.

Quân đội Mỹ lộ điểm yếu chết người

Binh sĩ Mỹ tham chiến tại Afghanistan

Lực lượng bộ binh có vai trò quan trọng trong cuộc chiến và cần nhận được sự hỗ trợ đúng đắn từ pháo binh, không quân, công binh, hậu cần chiến đấu. Về mặt lịch sử, các đơn vị bộ binh là lực lượng nền tảng để xây dựng để xây dựng các lực lượng chiến đấu phức tạp khác.

Theo National Interest, khi các đối thủ như Trung Quốc đang tiếp tục giành được sự ảnh hưởng lớn về địa chính trị và thách thức sự độc tôn của Mỹ, việc xây dựng lực lượng bộ binh cần được đặt ở vị trí trung tâm.

Dù cuộc chiến trong tương lai ở quy mô nào thì các đơn vị bộ binh vẫn là lực lượng cuối cùng tham gia các cuộc cận chiến để giải quyết đối phương, giữ đất và tạo các điều kiện để ổn định lâu dài.

Tạp chí Mỹ khẳng định các loại đạn dược dẫn đường chính xác công nghệ cao có thể góp phần làm suy yếu kẻ thù nhưng không thể “chiếm đất”. Chính các lực lượng bộ binh, thủy quân lục chiến và các đội đặc nhiệm mới là những người tiến hành các nhiệm vụ then chốt với các trận đánh ác liệt trên bộ.

Họ phải tham chiến trên các đường phố trong các khu dân cư đông đúc và không có gì khác ngoài các loại vũ khí trên người để đảm bảo sống sót.

Các chuyên gia Mỹ thừa nhận với việc duy trì sức mạnh và khả năng quân sự công nghệ cao ngang nhau, một cuộc chiến toàn diện giữa Mỹ và các cường quốc như Nga và Trung Quốc là khó xảy ra.

Kỷ nguyên của các cuộc chiến như trong Thế chiến II với các cuộc ném bom ồ ạt mà không quan tâm tới những thiệt hại về nhân mạng và các thiệt hại khác đã là quá khứ.

Quân đội Mỹ lộ điểm yếu chết người

Lính Mỹ thiệt mạng ở nước ngoài được đưa về nước

Thay vào đó, một cuộc chiến trong tương lai có thể bắt đầu từ không gian mạng và có thể kết thúc bằng một cuộc chiến ủy nhiệm. Bước đi đầu tiên của kẻ thù sẽ là cố gắng loại bỏ mạng máy tính của Mỹ, gây nhiễu các tần số vô tuyến, vô hiệu hóa khả năng dẫn đường và các khả năng kỹ thuật số khác của Mỹ.

Sau đó, các lực lượng ủy nhiệm, các tay súng nổi dậy và các lực lượng đánh thuê chắc chắn sẽ tấn công binh sĩ Mỹ. Điều đó có nghĩa, bộ binh vẫn là lực lượng phải trực tiếp tham chiến để tấn công vào các “sào huyệt” của kẻ thù trong các khu vực phức tạp, nơi mà ranh giới giữa binh sĩ chiến đấu và binh sĩ không chiến đấu trở nên mờ nhạt.

Khổ nhục kế?

Với phân tích trên, bài viết tái khẳng định vai trò không thể thiếu của bộ binh trong việc bảo vệ nước Mỹ và giúp Mỹ giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh.

Tuy nhiên, bài viết này cho rằng Mỹ đã không dành sự quan tâm xứng đáng cho việc huấn luyện và trang bị lực lượng bộ binh. Tốc độ và chi phí trang bị dành cho lính bộ binh là rất nhỏ so với các chương trình công nghệ cao của Mỹ.

Ví dụ điển hình là chỉ riêng một chiếc máy bay chiến đấu F-35A đã tiêu tốn gần 90 triệu USD. Trong khi đó, toàn bộ lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ mới đây ký hợp đồng mua 15.000 khẩu súng trường M27 Heckler và Koch mới chỉ hết hơn 29 triệu USD.

Theo Đất Việt

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.